Câu 1: Nội dung nào không là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?
- a. Thường nổ ra vào cuối các triều đại
- b. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước, địa chủ phong kiến
- c. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi
-
d. Đều bị thất bại
Câu 2: Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chính quyền chúa Nguyễn?
- a. lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước
- b. phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn
- c. liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn
-
d. phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân
Câu 3: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?
-
a. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định)
- b. Truông Mây (Bình Định)
- c. An Khê (Gia Lai)
- d. Các vùng nêu trên
Câu 4: Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Quy Nhơn vào năm nào?
- a. Năm 1773
- b. Năm 1774
-
c. Năm 1775
- d. Năm 1776
Câu 5: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- a. trận Bạch Đằng
-
b. trận Rạch Gầm - Xoài Mút
- c. trận Chi Lăng - Xương Giang
- d. trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Câu 6: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?
- a. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn
- b. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
-
c. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
- d. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc
Câu 7: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?
- a. Phủ Quy Nhơn
-
b. từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- c. Thuận Quảng
- d. Phủ Gia Định
Câu 8: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
-
a. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
- b. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
- c. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
- d. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Câu 9: Sự kiện đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
-
a. chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777
- b. quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt
- c. ranh giới sông Giang, Lũy Thầy bị phá bỏ
- d. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân
Câu 10: Khi kéo quân vào Gia Định, Xiêm có thái độ như thế nào?
- a. hòa nhã, ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ
- b. muốn nhanh chóng rút quân về nước
-
c. kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của
- d. muốn nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Việt
Câu 11: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh?
- a. do đề nghị của chúa Trịnh
-
b. do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn
- c. do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn
- d. do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh
Câu 12: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?
- a. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn
-
b. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
- c. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn
- d. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam
Câu 13: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân
- a. Lam Sơn.
-
b. Tây Sơn.
- c. Chàng Lía.
- d. Hoàng Công Chất.
Câu 14: Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
- a. quân Xiêm yếu về thủy chiến
- b. xa căn cứ của quân Xiêm
- c. lợi dụng thủy triều
-
d. địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh
Câu 15: Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?
-
a. nhiệm vụ - mục tiêu
- b. lãnh đạo
- c. phương pháp đấu tranh
- d. lực lượng chủ yếu