Câu 1: Ý nghĩa của kháng chiến chống quân xâm lược Tống là
- A. Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta.
- B. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước.
- C. Chứng tỏ khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Việt.
-
D. Tất cả các câu trên đúng.
Câu 2: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?
-
A. Nhà Trần đã suy yếu, không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước
- B. Nông dân đã giác ngộ và ý thức dân tộc
- C. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi
- D. Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn
Câu 3: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?
- A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân
- B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
- C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
-
D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
Câu 4: Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chuếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?
- A. Thoát Hoan
- B. Ô Mã Nhi
-
C. Toa Đô
- D. Hốt Tất Liệt
Câu 5: Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở nước nào?
-
A. Nước Anh.
- B. Nước Pháp.
- C. Nước Đức
- D. Nước Nga
Câu 6: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam?
- A. Lê Hoàn
- B. Trần Quốc Tuấn
-
C. Đinh Bộ Lĩnh
- D. Trần Thủ Độ
Câu 7: Điền trang là gì?
-
A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
- B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
- C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
- D. Là ruộng đất công của nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
Câu 8: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là?
-
A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
- B. Ma-ha-bha-ra-ta và Prit-si-cat
- C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a
- D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-du-ta
Câu 9: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?
- A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh
- B. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian
-
C. Quan hệ bình thường
- D. Hòa hiếu thân thiện
Câu 10: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là:
-
A. Tín ngưỡng dân gian, cổ truyền
- B. Phật giáo
- C. Nho giáo
- D. Cao Đài
Câu 11: Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở nước nào?
- A. Nước Pháp
-
B. Nước Đức
- C. Nước Thụy Sĩ
- D. Nước Anh
Câu 12: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:
- A. Chương trình thi cử dễ dàng nên một số người đỗ đạt cao
- B. Mỗi năm đều có khoa thi
-
C. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi
- D. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi
Câu 13: Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì?
- A. Ăng-co
-
B. Chân lạp
- C. Chăm-pa
- D. Pa-gân
Câu 14: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
-
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
- B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
- C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân.
- D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 15: Từ triều đại nhà Lý chuyển sang triều đại nhà Trần bằng cách nào?
- A. Khởi nghĩa của nông dân làm cho nhà Lý suy yếu, nhà trần cướp ngôi
- B. Nhường ngôi, vì vua Lý quá già
-
C. Nhường ngôi, vì vua Lý không đảm đang việc nước
- D. Nhà Trầm nổi dậy cướp ngôi nhà Lý
Câu 16: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa?
-
A. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.
- B. Đất đai xung quanh lâu dài gồm ao hồ, đầm lầy, sông ngòi.
- C. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác.
- D. Đất đai gồm đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.
Câu 17: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”. Đó là câu nói của ai? Trong tác phẩm nào?
- A. Trần Hưng Đạo – trong “Hịch Tướng sĩ”
- B. Lê Văn Hưu – Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”
-
C. Nguyễn Trãi – trong “Bình Ngô Đại Cáo”
- D. Nguyễn Trãi – trong “Phú núi Chí Linh”
Câu 18: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là gì?
- A. Nghề nông trồng lúa nước.
- B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
-
C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.
- D. Nghề trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc.
Câu 19: Nhà Tiền Lê được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Năm 979 đến năm 1008
-
B. Năm 980 đến năm 1009
- C. Năm 981 đến năm 1007
- D. Năm 982 đến năm 1009
Câu 20: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?
-
A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)
- B. Đông Đô (Thăng Long)
- C. Sông Nhị (Sông Hồng)
- D. Tất cả các vùng trên
Câu 21: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến chường thịnh nhất châu Á?
- A. Triền đại phong kiến Nhà Tần
-
B. Triều đại phong kiến nhà Đường
- C. Triều đại phong kiến Nhà Minh
- D. Triều đại phong kiến Nhà Thanh
Câu 22: Dưới thời Lý – Trần – hồ, nhân dân ta phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?
- A. Quân Tống, quân Thanh, quân Minh
- B. Quân Đường, quân Tống, quân Minh
- C. Quân Hán, quân Tống, Quân Minh
-
D. Quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh
Câu 23: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?
- A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
- B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
-
C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
- D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
Câu 24: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054 tên nước ta là gì?
-
A. Đại Việt
- B. Đại Cổ Việt
- C. Đại Nam
- D. Việt Nam
Câu 25: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu?
- A. Thăng Long
- B. Chương Dương
-
C. Vân Đồn
- D. Các vùng trên
Câu 26: Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?
-
A. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.
- B. Mũi cực Nam của châu Phi.
- C. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ
- D. Eo biển giữa châu Âu và châu Á.
Câu 27: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
- A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
-
B. Đinh Tiên Hoàng mất. Vua kế vị còn nhỏ nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
- C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.
- D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.
Câu 28: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
- A. Chế độ Nhiếp chính vương
-
B. Chế độ Thái Thượng Hoàng
- C. Chế độ lập Thái tử sớm
- D. Chế độ nhiều Hoàng hậu
Câu 29: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ nào?
- A. Thế kỉ thứ nhất TCN
- B. Thế kỉ thứ hai TCN
-
C. Thế kỉ thứ ha TCN
- D. Hai nghìn năm TCN
Câu 30: Tình hình ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần như thế nào?
-
A. Ngày càng nhiều
- B. Bị nhà nước tịch thu
- C. Ngày càng bị thu hẹp
- D. Bị bỏ hoang nhiều
Câu 31: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X
-
B. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
- C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X
- D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
Câu 32: Dưới thời Lý ở địa phương thành phần nào trở thành địa chủ?
- A. Một số hoàng tử, công chúa
- B. Một số quan lại nhà nước
- C. Một ít dân thường do có nhiều đất ruộng
-
D. Tất cả các thành phần trên.
Câu 33: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?
- A. Cuối thế kỉ IV.
- B. Đầu thế kỉ V.
-
C. Cuối thế kỉ V.
- D. Đầu thế kỉ IV.
Câu 34: Sau khi Trần Dụ Tông chết, ai là người lên nắm quyền? vào thời gian nào?
- A. Hồ Quý Ly (1400)
- B. Nguyễn Bố (1379)
- C. Nguyễn Thanh (1379)
-
D. Dương Nhật Lễ (1369)
Câu 35: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-da?
- A. Ấn Độ giáo
-
B. Phật giáo
- C. Hồi giáo
- D. Thiên chúa giáo
Câu 36: Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu? Con của ai?
- A. Gia Viễn - Ninh Bình; Con của Đinh Tiên Hoàng
-
B. Động Hoa Lư - Gia Viễn - Ninh Bình; Con của Đinh Công Trứ
- C. Đông Anh - Hà Nội; Con của Đinh Kiến
- D. Hưng Nguyên - Nam Đàn - Nghệ An; Con của Dinh Điền
Câu 37: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt?
- A. Thoát Hoan
- B. Ô Mã Nhi
- C. Hốt Tất Liệt
-
D. Ngột Lương Hợp Thai
Câu 38: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn nhà khoa học thiên tài mà người ta gọi là:
- A. “Những người vĩ đại"
- B. “Những người thông minh”
- C. “Những người xuất chúng”
-
D. Những người khổng lồ
Câu 39: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077
- A. Lý Công Uẩn
-
B. Lý Thường Kiệt
- C. Lý Thánh Tông
- D. Lý Nhân Tông
Câu 40: Các bộ lạc Lào tập hợp thống nhất thành quốc gia nào vào thời gian nào?
- A. Năm 1350
- B. Năm 1351
- C. Năm 1352
-
D. Năm 1353