Câu 1: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
- A. Đánh du kích
- B. Phòng thủ
- C. Đánh lâu dài
-
D. "Tiến công trước để tự vệ"
Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?
- A. Trận Bạch Đằng năm 981
- B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
-
C. Trận Như Nguyệt (1077)
- D. Cả ba trận trên
Câu 3: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?
- A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.
-
B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.
- C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.
- D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.
Câu 4: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:
- A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
-
B. đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
- C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
- D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.
Câu 5: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa?
-
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc
- B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
- C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân
- D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng
Câu 6: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?
- A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
- B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
-
C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
- D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.
Câu 7: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?
-
A. Quách Quỳ, Triệu Tiết
- B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
- C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
- D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông
Câu 8: Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?
- A. Cuối năm 1076
-
B. Đầu năm 1077
- C. Cuối năm 1075
- D. Đầu năm 1076
Câu 9: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
- A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước.
-
B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
- C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
- D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
Câu 10: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?
- A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
- B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
-
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
- D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Câu 11: Thất thủ ở thánh Ung Châu, tướng nào của nhà Tống phải tự tử?
-
A. Tô Giám
- B. Quách Quỳ
- C. Triệt Tiết
- D. Hòa Mâu
Câu 12: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
- A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
- B. Ban thưởng cho quân lính.
-
C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
- D. Cả 3 ý trên.
Câu 13: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì?
- A. Vua
-
B. Thái úy
- C. Thái sư
- D. Tể tướng
Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?
- A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.
- B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.
- C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.
-
D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
Câu 15: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai?
- A. Trần Quốc Tuấn
- B. Trần Thủ Độ
-
C. Lý Thường Kiệt
- D. Lý Công Uẩn
Câu 16: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
- A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
-
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
- C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
- D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 17: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?
- A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam
- B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
- C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới
-
D. Tất cả các ý trên
Câu 18:
Câu 19: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?
- A. nhân đạo
- B. nhân văn
-
C. chủ động
- D. bị động
Câu 20: Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào cửa nhà Tống?
- A. Thành Châu Khâm
- B. Thành Châu Liêm
- C. Thành Ung Châu
-
D. Tất cả các căn cứ trên