Câu 1: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?
- A. Ở sông Như Nguyệt
- B. Ở Chi Lăng-Xương Giang
- C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút
-
D. Ở sông Bạch Đằng
Câu 2: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt vào thế kỉ XIII?
- A. Thoát Hoan
- B. Ô Mã Nhi
-
C. Hốt Tất Liệt
- D. Ngột Lương Hợp Thai
Câu 3: “Vua chỉ biết đục khoét nhân dân đế sống xa hoa, truỵ lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô, thuế nặng nề mà còn bị đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như cố cung ở Kinh đô, Bắc Kinh”. Đó là tình hình xã hội phong kiến Trung Quốc triều đại nào?
- A. Cuối thời Trần - Hán
- B. Cuối thời Đường
- C. Cuối thời Tông - Nguyên
-
D. Cuối thời Minh - Thanh
Câu 4: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?
- A. Tích cực khai hoang
- B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh
- C. Lập điền trang
-
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 5: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?
- A. Địa chủ giàu có
-
B. Chủ xưởng, chủ đồn điền
- C. Thương nhân giàu có
- D. B và C đúng.
Câu 6: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho….bị lung lay”?
- A. Cơ đồ nhà Lê
-
B. Cơ đồ họ Trịnh
- C. Cơ đồ chúa Nguyễn
- D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh
Câu 7: Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người nào?
-
A. Lào Thơng
- B. Lào Lùm
- C. Người Thái
- D. Người Khơ –me
Câu 8: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
- A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân.
- B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh.
- C. Sự liên kết với các sứ quân.
-
D. Tất cả các câu trên đúng.
Câu 9: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?
- A. Trận Bạch Đằng năm 981
- B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
-
C. Trận Như Nguyệt (1077)
- D. Cả ba trận trên
Câu 10: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
- A. Sản xuất bị đình đốn.
- B. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa
- C. Nghề thủ công phát triển càn phải trao đổi mua bán.
-
D. B và C đúng.
Câu 11: Ở châu Âu từ thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành tập trung vào bộ phận nào?
- A. Tập trung vào tay quý tộc
- B. Tập trung vào tay các lãnh chúa
-
C. Tập trung vào tay vua
- D. Tập trung vào tay bộ máy quan lại thống trị
Câu 12: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là
- A. Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân.
- B. Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn.
- C. Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung.
-
D. Tất cả các ý trên đúng.
Câu 13: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?
- A. Người Ấn Độ
-
B. Người Thổ Nhĩ Kì
- C. Người Mông Cổ
- D. Người Trung Quốc
Câu 14: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?
- A. Làm suy yếu lực lượng của Cham - pa.
- B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt.
- C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt và Cham - pa.
-
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 15: Văn hóa - Nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hoạt của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét vào thời kì nào?
- A. Thời Tiền Lê
- B. Thời Hậu Lê
-
C. Thời Lý
- D. Thời Trần
Câu 16: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?
- A. Đòi cải cách tôn giáo.
-
B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.
- C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến.
- D. Đòi giải phóng nông nô.
Câu 17: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là:
-
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
- B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh
- D. Địa chủ và nông nô
Câu 18: Đến thời tống người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì?
- A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại.
- B. Đóng tàu chế tạo súng.
- C. Thuốc nhuộm, thuốc in.
-
D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
Câu 19: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào?
- A. Năm 1399
-
B. Năm 1400
- C. Năm 1401
- D. Năm 1402
Câu 20: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu?
- A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII
- B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII
- C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV
-
D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV
Câu 21: Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết? vào thời gian nào?
-
A. Lê Văn Hưu - năm 1272
- B. Lê Hữu Trác - năm 1272
- C. Trần Quang Khải - năm 1281
- D. Trương Hán Siêu - năm 1271
Câu 22: Loạn 12 sứ quân diễn ra thời điểm nào?
-
A. Cuối thời nhà Ngô
- B. Đầu thời nhà Đinh
- C. Cuối thời nhà Đinh
- D. Đầu thời nhà Tiền Lê
Câu 23: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?
- A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long
-
B. “Vườn không nhà trống”
- C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán
- D. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược
Câu 24: Những tiền để của nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu xuất hiện vào thời gian nào?
- A. Thế kỉ IX.
- B. Thế kỉ XI.
-
C. Thế kỉ X.
- D. Thể kỉ XII.
Câu 25: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào?
-
A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu
- B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện
- C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện
- D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã
Câu 26: Cuộc chiến đấu để đánh chiếm thành Ung Châu diễn ra bao nhiêu ngày?
- A. 40 ngày
- B. 50 ngày
- C. 45 ngày
-
D. 42 ngày
Câu 27: Vương quốc Phù Nam được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?
- A. Trung Bộ Việt Nam
- B. Hạ lưu sông Mê Nam
-
C. Hạ lưu sông Mê Công
- D. Thượng nguồn sông Mê Công
Câu 28: Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý?
-
A. Giai cấp nông dân
- B. Giai cấp công nhân
- C. Tầng lớp thợ thủ công
- D. Tầng lớp nông nô
Câu 29: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì?
-
A. Vạn lý trường thành
- B. Tử cấm thành
- C. Ngọ môn
- D. Lũy Trường Dục
Câu 30: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào?
- A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra.
- B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ.
- C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi.
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 31: Xã hội phong kiến châu Âu suy vong trong khoảng thời gian nào?
- A. Thế kỉ XIII-XVI
- B. Thế kỉ XIV-XVI
-
C. Thế kỉ XV-XVI
- D. Thế kỉ XVI-XVII
Câu 32: Tướng nào cầm đầu quân Minh xâm lược nước ta?
-
A. Tướng Trương Phụ
- B. Tướng Vương Thông
- C. Tướng Liễu Thăng
- D. Tướng Mộc Thạnh
Câu 33: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển?
- A. B đi-a-xơ
-
B. Va-xcôdơ Ga-ma
- C. Cô-lôm-bô
- D. Ph.Ma-gien-lan
Câu 34: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
- A. Quốc triều hình luật
- B. Luật Hồng Đức
- C. Hình luật
-
D. Hình thư
Câu 35: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?
-
A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ.
- B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu.
- C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ.
- D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện.
Câu 36: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?
-
A. Vương triều Gup-ta
- B. Vương triều hồi giáo Đê-li
- C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
- D. Vương triều Mác-sa
Câu 37: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc được gọi là:
- A. Chủ nô
- B. Vương hầu
- C. Thương nhân
-
D. Địa chủ
Câu 38: Phong trào Văn hóa Phục Hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là
-
A. Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.
- B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- C. Cuộc cách mạng văn hoá.
- D. Cuộc cách mạng tư sản.
Câu 39: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai?
- A. Trần Quốc Tuấn
- B. Trần Thủ Độ
-
C. Lý Thường Kiệt
- D. Lý Công Uẩn
Câu 40: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?
- A. Đại Việt
- B. Vạn Xuân
-
C. Đại Cồ Việt
- D. Đại Ngu