Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2 (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm của tất cả các loài thực vật?

  • A. cấu trúc mạch
  • B. đa bào
  • C. sinh vật nhân chuẩn
  • D. sinh vật tự dưỡng

Câu 2: Nấm không có bào quan nào?

  • A. Ti thể
  • B. Bộ máy Golgi
  • C. Lưới nội tương
  • D. Diệp lục 

Câu 3: Động vật có xương sống bao gồm:

  • A. Cả, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
  • B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
  • C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú 
  • D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của .........

  • A. Lực nén
  • B. Lực kéo
  • C. Lực nâng
  • D. Lực đẩy

Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong hệ Mặt Trời, các ... quay quanh Mặt Trời còn các ... quay quanh các hành tinh

  • A. hành tinh - vệ tinh.
  • B. vệ tinh - vệ tinh.
  • C. thiên thể - thiên thể.
  • D. vệ tinh - thiên thể.

Câu 6: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

  • A. Ánh sáng.
  • B. Âm thanh.
  • C. Nhiệt do máy tính phát ra.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 7: Cho các đặc điểm về nấm men như sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Phần lớn có cấu tạo đa bào
(2) Thường có dạng hình que
(3) Không có lục lạp
(4) Thành tế bào chứa đa số là kitin

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D.0

Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
  • B. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
  • C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
  • D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Câu 9: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thuỷ điện là:

  • A. Thế năng.
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Điện năng.
  • D. Động năng và thế năng.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

  • A. Đun nóng vật.
  • B. Làm lạnh vật.
  • C. Chiếu sáng vật.
  • D. Cho vật chuyển động.

Câu 11: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

  • A. Đa dạng nguồn gen.
  • B. Đa dạng môi trường.
  • C. Đa dạng loài.
  • D. Đa dạng hệ sinh thái.

Câu 12: Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng thuỷ triều.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng mặt trời.
  • D. Năng lượng khí đốt.

Câu 13: Thả một thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của

  • A. Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi
  • B. Sức đẩy của gió
  • C. Lực ma sát giữa thùng phi với mặt đốc
  • D. Trọng lực

Câu 14: Trong các dụng cụ điện, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp?

  • A. Hóa năng.
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Nhiệt lượng từ trường.
  • D. Tất cả các dạng trên.

Câu 15: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?

  • A. Khoảng nửa tháng.
  • B. Khoảng 1 tháng.
  • C. Khoảng 2 tháng.
  • D. Khoảng 3 tháng.

Câu 16: Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách

+ Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng
+ Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng
Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A. cách 1
  • B. cách 2
  • C. cả 2 cách đều như nhau
  • D. không thể so sánh được

Câu 17: Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là

(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.
(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao
(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.
(4) Nam châm để gần thanh sắt.
(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 18: Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

  • A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
  • B. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
  • C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
  • D. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.

Câu 19: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

  • A. Thủy tinh.
  • B. Kim tinh.
  • C. Mộc tinh.
  • D. Hỏa tinh.

Câu 20: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng

  • A. Gấu trắng
  • B. Chuột nhảy
  • C. Cú tuyết
  • D. Cáo Bắc cực

Câu 21: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  • A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
  • B. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
  • C. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tắm, cây vạn tuế.
  • D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 22: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

  • A. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • B. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
  • D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 23: Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

  • A. Cốc nước nóng, mặt trời, pin.
  • B. Ác quy, xăng dầu, mặt trời.
  • C. Pin, thức ăn, xăng dầu.
  • D. Thức ăn, ắc quy, ngọn lửa.

Câu 24: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng

  • A. Làm nóng một vật khác.
  • B. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
  • C. Giữ cho nhiệt độ không đổi.
  • D. Nổi được trên mặt nước.

Câu 25: Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực:

  • A. Chỉ làm biến dạng trái banh
  • B. Chỉ chuyển đổi chuyển động của trái banh
  • C. Làm biến dạng trái banh và chuyển động của nó
  • D. Cả 3 câu đều sai

Câu 26: Đặc điểm chung của các cây sống ở vùng khô hạn là

  • A. Thân mọng nước
  • B. Lá to
  • C. Rễ nông
  • D. Ra hoa quanh năm.

Câu 27: Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?

  • A. 300N
  • B. 305N
  • C. 503N
  • D. 500N

Câu 28: Vào một ngày có nắng, so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ ta thấy:

  • A. Lúc 8 giờ > 9 giờ >10 giờ
  • B. lúc 8 giờ < 9 giờ < 10 giờ
  • C. tại 3 thời điểm bằng nhau
  • D. lúc 9 giờ là dài nhất

Câu 29: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
  • D. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

Câu 30: Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn máy bay?

  • A. tàu ngầm to hơn máy bay
  • B. tàu ngầm chịu lực cản của nước
  • C. tàu ngầm nặng hơn máy bay
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 31: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

  • A. Vi khuẩn
  • B. Nấm men
  • C. Nguyên sinh vật
  • D. Virus

Câu 32: Dựa vào đâu người ta nói thực vật có khả năng điều hòa không khí?

  • A. Sự hô hấp của người, động thực vật, hoạt động của nhà máy, sự đốt cháy... đều tiêu tốn oxi và thải ra các khí cacbonic
  • B. Thực vật quang hợp tiêu thụ khí cacbonic và thải Oxi, góp phần (chủ yếu) làm cân bằng các khí này trong không khí
  • C. Ở thực vật, lượng khí cacbonic thải ra trong hô hấp được sử dụng ngay vào quá trình quang hợp nên vẫn giữ được môi trường trong sạch
  • D. A và B đều đúng

Câu 33:  Khi nào thì trọng lượng của một vật tăng hoặc giảm?

  • A. Khi một người đi thang máy, trọng lượng của người đó có thể tăng hoặc giảm
  • B. Khi một vật di chuyển từ xích đạo tới một địa cực, trọng lượng của nó tăng lên
  • C. Khi một nhà du hành vũ trụ ở trong con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất, trọng lượng của người đó giảm xuống bằng 0
  • D. Trọng lượng của một vật có giá trị khác nhau tùy theo cách chuyển động của người đó.

Câu 34: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (3), (4)
  • C. (2), (3), (5)
  • D. (2), (4), (5)

Câu 35: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

  • A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
  • B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
  • C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.
  • D. Lò xo treo vật m2 dẫn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 36: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

  • A. Khoảng hai tuần
  • B. Khoảng ba tuần.
  • C. Khoảng 1 tuần.
  • D. Khoảng 1 tháng.

Câu 37: Tại sao mỗi lông hút có thể được coi là một tế bào?

  • A. Vì nó là tế bào biểu bì kéo dài.
  • B. Vì nó có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
  • C. Vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như: vách, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
  • D. Vì nó có không bào lớn

Câu 38: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  • C. Chỉ có động năng và thế năng.
  • D. Chỉ có động năng.

Câu 39: Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi lần lượt của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

  • A. Quang năng → Động năng → Thế năng →  Nhiệt năng.
  • B. Quang năng →  Nhiệt năng → Thế năng →  Động năng.
  • C. Quang năng →  Thế năng →  Nhiệt năng →  Động năng.
  • D. Nhiệt năng → Thế năng →  Động năng →  Quang năng.

Câu 40: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

  • A. Đài nguyên
  • B. Rừng ôn đới
  • C. Rừng mưa nhiệt đới
  • D. Hoang mạc

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ