[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 3: Oxygen và không khí

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 3: Oxygen và không khí sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là đặc điểm tính chất vật lí của oxygen

  • A. Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị.
  • B. Ở điều kiện thường, oxygen ở thể lỏng, không màu, mùi sốc, không vị.
  • C. Ở điều kiện thường, oxygen ở thể rắn, không màu, không mùi, không vị.
  • D. Ở điều kiện thường, oxygen tồn tại ở thế khí, không màu, không mùi, có vị ngọt.

Câu 2: Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

  • A.Oxigen
  • B.Nito
  • C.Cacbondioxit
  • D.Heli

Câu 3: Thợ lặn đeo bình có khi gì khi lặn xuống biển?

  • A. Khí oxygen   
  • B. Khí nitrogen
  • C. Khí carbon dioxit   
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây:

  • A. Nhiệt, oxygen và nitrogen.
  • B. Chất đốt, nhiệt và nitrogen.
  • C. Chất đốt, nhiệt và oxygen.
  • D. Nhiệt, oxygen và carbon dioxide

Câu 5: Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu?

  • A. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.
  • B.Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.
  • C.Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.
  • D.Khí do quá trình quanh hợp của cây.

Câu 6: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

  • A. Carbon dioxide.
  • B. Hydrogen.
  • C. Nitrogen.
  • D. Oxygen. 

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà em biết?

  • A. Khói bụi, trồng cây xanh, rác thải.
  • B. Khói bụi, cháy rừng, rác thải.
  • C. Cháy rừng, phun nước rửa đường, thu gom rác.
  • D. Không sử dụng bếp than tổ ong, thu gom rác, khói bụi

Câu 8: Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch không sinh ra khí nào sau đây?

  • A. Carbon dioxide.                   
  • B. Oxygen.
  • C. Chất bụi.                             
  • D. Nitrogen. 

Câu 9: Điều nào sau đây sai khi nói về những hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí?

  • A. Sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô)
  • B. Nấu nướng bằng bếp ga, bếp than,...
  • C. Khí thải từ các xí nghiệp, nhà máy
  • D. Trồng rừng 

Câu 10: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí?

  • A. Nitrogen.                             
  • B. Oxygen.
  • C. Sunfur dioxide                     
  • D. Carbon dioxide. 

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khí oxygen không tan trong nước.
  • B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
  • C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
  • D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy

Câu 12: Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89 C, khi đó oxygen ở thể gì?

  • A. Rắn
  • B. Lỏng
  • C. Khí     
  • D. Lỏng và rắn

Câu 13: Điều nào không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

  • A.Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống
  • B. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí
  • C. Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, ..
  • D. Xả rác bừa bãi

Câu 14: Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn

Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?

  • A. oxygen
  • B. nitrogen
  • C. carbon dioxide
  • D. carbon monoxide

Câu 15: Trong không khí, tỉ lệ về thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ là:

  • A. 1: 4    
  • B. 1: 5    
  • C. 4: 1    
  • D. 5:1

Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?

  • A. Có mùi khó chịu.
  • B. Giảm tầm nhìn.
  • C. Sương mù giữa ban ngày
  • D. Sương mai buổi sớm. 

Câu 17: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
  • B. Hình thành sấm sét.
  • C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
  • D. Tham gia quá trình tạo mây.

Câu 18: Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?

  • A. Giao thông, vận tải.                       
  • B. Sản xuất nhiệt điện.
  • C. Du lịch.                                         
  • D. Sản xuất phần mềm tin học.

Câu 19: Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • A. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • B. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
  • C. Ngửi mùi của hai khí đó.
  • D. Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide.

Câu 20: Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

  • A. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  • B. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  • C. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học?

a) Nước sôi ở 100°C.

b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.

c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.

d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • A. a, b, c
  • B. a, c, e
  • C. c, d, e
  • D. b, c, e 

Câu 22: Khi nuôi cá cảnh, tại sao phải thường xuyên sục không khí vào bể cá?

  • A. Cá cần có oxygen để hô hấp
  • B. Trong không khí có chứa oxygen
  • C. Lượng oxygen trong nước ít
  • D. Cả 3 ý trên 

Câu 23: Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m. Em hãy tính thể tích khí oxygen cần dùng cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

  • A. 72 lít
  • B. 3,6 m3
  • C. 3600 m 3
  • D. 72 m3

Câu 24: Khi đốt cháy 1L xăng, cần 1950L oxygen và sinh ra 1248L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

  • A. 12390 lít
  • B. 45673 lít
  • C. 13650 lít
  • D. 68250 lít

Câu 25: Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây?

  • A.Không khí.
  • B.Khí tự nhiên.
  • C.Khí dầu mỏ.
  • D.Khí lò cao.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ