[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 1: Các phép đo (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 1: Các phép đo sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Đâu không phải dụng cụ đo chiều dài:

  • A. Thước cuộn
  • B. Thước dây
  • C.Nhiệt kế
  • D. Thước kẻ

Câu 2: Kí hiệu GHĐ trên dụng cụ đo nghĩa là:

  • A. Hiệu giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia
  • B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên vạch chia
  • C. Giá trị đo ghi trên vạch chia
  • D. Giá tri lớn nhất ghi trên vạch chia

Câu 3: Đâu là dụng cụ dùng để đo chiều dài

  • A. Nhiệt kế
  • B.Thước cuộn
  • C. Đồng hồ bấm giây
  • D. Lực kế

Câu 4: Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

  • A. Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo
  • B. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân
  • C. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân
  • D.Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?

  • A. Thước.
  • B. Bình chia độ.
  • C. Cân.
  • D. Ca đong.

Câu 6: Em hãy ghép tên các loại cân (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại cân đó (ở cột bên phải)

  • A. 1 – B; 2 – C; 3 – A
  • B. 1 – C; 2 – B; 3 – A
  • C. 1 – A; 2 – C; 3 – B
  • D.1 – B; 2 – A; 3 – C

Câu 7: Cách đặt mắt để đọc kết quả đo thời gian như thế nào là đúng?

  • A.Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ
  • B. Đặt mắt nhìn theo hướng trùng với mặt đồng hồ
  • C. Đặt mắt nhìn theo hướng chếch một góc 45 với mặt đồng hồ 0
  • D. Đặt mắt nhìn theo hướng chếch một góc 30 với mặt đồng hồ

Câu 8: Dụng cụ nào sau đây dùng để do thời gian?

  • A.Đồng hồ
  • B.Nhiệt kế
  • C.Cân
  • D.Ca đong

Câu 9: Vì sao cần ước lượng khoảng thời gian cần đo?

  • A. Để biết cách hiệu chỉnh đồng hồ cho đúng
  • B. Để biết cách thực hiện đo
  • C. Để chọn đồng hồ đo phù hợp
  • D. Để đọc và ghi kết quả cho dễ

Câu 10: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ từ chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) :

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A. d, c, a, b.   
  • B. a, b, c, d.
  • C. b, a, c, d.     
  • D. d, c, b, a

Câu 11: Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là:

  • A. Kelvin (K)
  • B. Celsius (0C)
  • C. Fahrenheit (0F)
  • D. Cả 3 đơn vị trên

Câu 12: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

  • A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
  • B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
  • C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
  • D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?

  • A. Chọn thước đo thích hợp.
  • B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.
  • C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.
  • D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.

Câu 14: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  • A. 1 m = 0,1 cm                        
  • B. 1 km = 100 m
  • C. 1 mm = 0, 01 dm                 
  • D. 1 dm = 10 m  

Câu 15: Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng?

  • A. Ước lượng khối lượng vật cần đo.
  • B. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
  • C. Đặt mắt nhìn ngang với vật.
  • D. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Câu 16: Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là

  • A. cân Roberval
  • B. cân tạ
  • C. cân đồng hồ
  • D. cân y tế

Câu 17: Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào?

  • A. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường
  • B. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử
  • C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây
  • D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát

Câu 18: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  • A. 1 ngày = 24 giờ
  • B. 1 giờ = 100 giây
  • C. 1 phút = 10 giây
  • D. 1 giây = 0,1 phút

Câu 19: Chọn phát biểu sai. Trong thang nhiệt độ Celsius

  • A. Kí hiệu độ là 0 0 C
  • B. Nhiệt độ của nước đá đang tan > 0 0C
  • C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 0C
  • D. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0 gọi là độ âm

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
  • B. Độ dãn nở vị nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau
  • C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lòng thay đối.
  • D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên

Câu 21: Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài?

  • A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
  • B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất       
  • C. Ước lượng độ dài cần đo.
  • D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Câu 22: Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài cần sử dụng loại đồng hồ nào?

  • A. Đồng hồ điện tử
  • B. Đồng hồ đeo tay
  • C. Đồng hồ bấm giây điện tử
  • D. Đồng hồ để bàn

Câu 23: Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau

  • A. Nhiệt độ của nước đá
  • B. Nhiệt độ cơ thể người
  • C. Nhiệt độ của một lò luyện kim
  • D. Nhiệt đô khí quyển

Câu 24: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  • A, 200 g 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g.
  • B. 2g, 5g, 50g, 200g, 500 mg.
  • C.2g, 5g, 10g, 200g, 500g.
  • D.2g, 5 g, 10g, 200 mg, 500 mg 

Câu 25: Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A. 1 giờ 3 phút
  • B. 1 giờ 27 phút
  • C. 2 giờ 33 phút
  • D. 10 giờ 33 phút

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ