[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (Phần 3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trình tự sắp xếp các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?

  • A. Chi -> họ -> bộ -> loài à lớp -> ngành -> giới
  • B. Loài -> chi -> họ -> bộ -> lớp -> ngành -> giới
  • C. Ngành -> lớp -> chi -> bộ -> họ -> loài -> giới
  • D. Lớp -> chi -> ngành -> họ -> bộ -> giới -> loài

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của virus

  • A. Chưa có cấu tạo tế bảo, gồm hai phần: lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền
  • B. Chưa có cấu tạo tế bào, chỉ gồm phần lõi chứa vật chất di truyền
  • C. Có cấu tạo tế bào, gồm hai phần: lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền
  • D. Có cấu tạo tế bào, chỉ gồm phần lõi chứa vật chất di truyền

Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng về vi khuẩn

  • A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
  • B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
  • C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
  • D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi

Câu 4: Nguyên sinh vật là gì?

  • A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi
  • B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi
  • C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi
  • D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

  • A. Nhân thực               
  • B. Dị dưỡng   
  • C. Đơn bào hoặc đa bào                   
  • D. Có sắc tố quang hợp 

Câu 6: Thế giới thực vật chia làm mấy nhóm?

  • A.2
  • B.3
  • C.4
  • D.5

Câu 7: Giới Động vật được chia thành hai nhóm lớn là

  • A.động vật bậc thấp và động vật bậc cao.
  • B.động vật đơn bào và động vật đa bào.
  • C.động vật tự dưỡng và động vật dị dưỡng.
  • D.động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Câu 8: Động vật có xương sống được chia thành bao nhiêu lớp

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 6
  • D. 5

Câu 9: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

  • A.(1), (2), (3)
  • B.(2), (3), (4).
  • C.(1), (2), (4).
  • D.(1), (3), (4). 

Câu 10: Những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bài, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, môi trường sống rất đa dạng thuộc giới nào?

  • A. Nguyên sinh.
  • B. Nấm.
  • C. Thực vật.
  • D. Động vật.

Câu 11: Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm thích hợp nhất để tiêm vaccine là khi nào?

  • A.Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh.
  • B.Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
  • C.Sau khi khỏi bệnh.
  • D.Khi cơ thể khỏe mạnh.

Câu 12: Đặc điểm nào của vi khuẩn khác với virus

  • A. Môi trường sống
  • B. Vi khuẩn cấu tạo từ tế bào, virus thì không
  • C. Dinh dưỡng
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 13: Tự cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có đặc điểm gì:

  • A. Hình cầu
  • B. Sống riêng lẻ hoặc từng đám
  • C. Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ
  • D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 14: Cấu tạo nấm độc là

  • A. Mũ nấm, phiến nấm, vòng cuống nấm, cuống nấm, bao gốc nấm, sợi nấm
  • B. Mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm ,sợi nấm
  • C. Mũ nấm, phiến nấm, bao gốc nấm
  • D. Mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm

Câu 15: Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

  • A.Rêu.
  • B.Thông.
  • C.Xương rồng.
  • D.Tảo lục.

Câu 16: Động vật có xương sống bao gồm:

  • A.Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
  • B.Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú.
  • C.Cả, Lưỡng cư, Bỏ sát, Ruột khoang, Thú.
  • D.Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

Câu 17: Hình thức dinh dưỡng của động vật chủ yếu là

  • A.dị dưỡng.
  • B.tự dưỡng.
  • C.dị dưỡng và tự dưỡng.
  • D.dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

Câu 18: Nhận định đúng nhất về động vật quý hiếm

  • A. Động vật sống ở nơi có điều kiện khắc nghiệt
  • B. Động vật có công dụng chữa bệnh
  • C. Những loài động vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít do bị khai thác quá mức.
  • D. Động vật có giá bán cao

Câu 19: Tại sao các bác sĩ đề nghị mọi người tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm?

  • A.Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
  • B.Vaccine ngày càng mạnh theo thời gian.
  • C.Vaccine được cơ thể hấp thụ trong một năm.
  • D.Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.

Câu 20: Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thủy sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước ao lí tưởng là màu xanh lơ. Do đâu nước ao có màu đó?

  • A.Do sự xuất hiện của tảo lục đơn bảo trong nước.
  • B.Do ao không đủ sạch.
  • C.Do nước bị ô nhiễm.
  • D.Cả 3 phương án trên

Câu 21: Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

  • A. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi hạt khi chúng nảy mầm.
  • B. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài.
  • C.Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 22: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?

  • A.Mối                 
  • B. Rận                 
  • C. Ốc sên             
  • D. Bọ chét 

Câu 23: Điều gì khiến chim cánh cụt có thể sống được ở đới lạnh:

  • A. Có bộ lông dày
  • B. Có lớp mỡ dày
  • C. Chim cánh cụt ngủ đông
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 24: Tại sao tảo lục có khả năng quang hợp mà không được xếp vào giới thực vật

  • A.Tảo luc có cấu tạo tế bào nhân sơ
  • B. Tảo lục sống tự dưỡng
  • C. Tảo lục có môi trường sống đa dạng
  • D. Tảo lục có cơ thể đơn bào

Câu 25: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?

  • A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
  • B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
  • C. Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.
  • D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ