[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 41: Năng lượng

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 41: Năng lượng sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

  • A. thế năng

  • B. động năng
  • C. nhiệt năng

  • D. cơ năng  

Câu 2. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  • A. nhiệt năng

  • B. thế năng đàn hồi

  • C. thế năng hấp dẫn
  • D. động năng 

Câu 3. Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

  • A. nhiệt và ánh sáng
  • B. nhiệt và năng lượng hóa học

  • C. nhiệt và năng lượng âm

  • D. quang năng và năng lượng âm 

Câu 4. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

  • A. thế năng đàn hồi và động năng

  • B. thế năng hấp dẫn và động năng
  • C. nhiệt năng và quang năng

  • D. năng lượng âm và hóa năng  

Câu 5. Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

  • A. Cốc nước nóng, Mặt Trời, pin.

  • B. Acquy, xăng dầu, Mặt Trời.

  • C. Pin, thức ăn, xăng dầu.
  • D. Thức ăn, acquy, ngọn lửa.  

Câu 6. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

  • A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.

  • B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.

  • C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.

  • D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động. 

Câu 7. Vật liện nào sau đây không phải là nhiên liệu?

  • A. Xăng

  • B. Dầu

  • C. Nước
  • D. Than  

Câu 8. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  • A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
  • B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.

  • C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.

  • D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.  

Câu 9. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng nước.

  • B. Năng lượng gió.

  • C. Năng lượng Mặt Trời.

  • D. Năng lượng từ than đá. 

Câu 10. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

  • C. Chỉ có động năng và thế năng.

  • D. Chỉ có động năng. 

Câu 11: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

  • A.Chuyển động.
  • B.Phát sáng.

  • C.Đổi màu.

  • D.Nóng lên.

Câu 12: Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành

  • A.năng lượng nhiệt.
  • B.năng lượng ánh sáng.

  • C.năng lượng hóa học.

  • D.năng lượng điện.

Câu 13: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho

  • A.khả năng sinh công.   
  • B.lực tác động lên vật.

  • C.khối lượng của vật. 

  • D.công mà vật chịu tác động.

Câu 14: Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là:

  • A.Cơ năng và quang năng.   

  • B.Hoá năng và dộng năng.

  • C.Thế năng và động năng. 
  • D.Hoá năng và nhiệt năng.

Câu 15: Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

  • A.Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học

  • B.Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng

  • C.Cơ năng đã chuyển hóa thành thế  năng

  • D.Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 16: Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.Trong quá trình chuyên hóa vật chất, các chất được di chuvên từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào.

  • B.Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đồi năng lượng từ dạng này sang dạng khác

  • C.Chuyên hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hẩp xảy ra trong tế bào.

  • D.Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

Câu 17: Năng lượng trong ATP là dạng năng lượng:

  • A.Hoạt năng.

  • B.Cơ năng.

  • C.Hoá năng.
  • D.Động năng.

Câu 18: Hai hòn bi thép A và B giông hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?

  • A.Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.
  • B.Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao cùa B.

  • C.Bật trở lại vị trí ban đầu.

  • D.Nóng lên.

Câu 19: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

  • A.Mũi tên được bắn đi từ cung.

  • B.Nước trên đập cao chảy xuống.

  • C.Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

  • D. Cả ba trường hợp trên

Câu 20: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

  • A.Động năng chuyển hóa thành thế năng.

  • B.Thế năng chuyển hóa thành động năng.
  • C.Không có sự chuyển hóa nào.

  • D.Động năng và thế năng đều tăng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ