[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6: Mở đầu (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên phần: Mở đầu sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Môn khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về những điều gì?

  • A. Tìm hiểu về thế giới và con người
  • B. Tìm hiểu về động vật và thực vật
  • C. Tìm hiều về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
  • D. Tìm hiểu về khoa học kĩ thuật và những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.

Câu 2: Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

  • A. Chơi bóng rổ
  • B. Cấy lúa
  • C. Đánh đàn
  • D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm

Câu 3: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
  • B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
  • C. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
  • D. Nghiên cứu về luật đi đường.

Câu 4: Vật nào sau đây được gọi là vật không sống?

  • A. Con mèo                    
  • B. Cây cau
  • C. Chú chuột                  
  • D. Cái thang   

Câu 5: Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu

  • A. Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất
  • B. Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên
  • C. Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất
  • D. Các chất và sự biến đổi các chất

Câu 6: Ngành khoa học Trái Đất nghiên cứu về 

  • A. Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất
  • B. Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên
  • C. Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất
  • D. Các chất và sự biến đổi các chất

Câu 7: Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

  • A. Cấm thực hiện
  • B. Bắt buộc thực hiện
  • C. Cảnh báo nguy hiểm.
  • D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Câu 8: Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành?

  • A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
  • B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi qui định.     
  • C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản.
  • D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra.

Câu 9: Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị

  • A. Cấm thực hiện
  • B. Bắt buộc thực hiện
  • C. Cảnh báo nguy hiểm.
  • D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Câu 10: Đâu không phải phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của con người.

  • A. Máy điều hòa
  • B. Tàu vũ trụ
  • C. Quạt hơi nước
  • D. Máy giặt

Câu 11: Theo em, việc nghiên tìm và tìm ra vaccine chống bệnh sốt xuất huyết (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
  • B. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
  • C. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh
  • D. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.

Câu 12: Nhận định nào đúng vê tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A. Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B. Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C. Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D. Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...

Câu 13: Những đặc điểm của vật sống:

  • A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • B. Sinh trưởng và phát triển
  • C. Sinh sản
  • D. Cả ba đáp án A,B,C

Câu 14: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao.
  • B. Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. 
  • C. Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.
  • D. Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động.

Câu 15: Sử dụng pin năng lượng Mặt Trời là ứng dụng liên quan đến lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên:

  • A. Sinh học
  • B. Vật lý học
  • C. Hóa học
  • D. Thiên văn học

Câu 16: Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần nhất thiết làm gì?

  • A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu
  • B. Hô hấp nhân tạo
  • C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào
  • D.Cởi bỏ phần quần áo dính háo chất, xả tay dưới vi nước sạch ngay lập tức

Câu 17: Những tình huống nguy hiểm có thể gặp trong phòng thực hành

  • A. Ngửi phải hóa chất độc hại
  • B. Làm đổ hóa chất vào tay
  • C. Làm vỡ ống đựng hóa chất
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Đâu không phải đặc điểm của biển báo cấm thực hiện

  • A. Viền đỏ
  • B.Viền xanh
  • C. Nền trắng
  • D. Hình tròn

Câu 19: Tại sao lại nói vệc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là nghiên cứu khoa học?

  • A. Người ta phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cầu dinh dưỡng của tôm
  • B. Nghiêm cứu xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng có thể phát triển.
  • C. Nghiêm cứu xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng cho sản lượng cao.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 20: Virus corona là đối tượng chính của ngành khoa học tự nhiên nào:

  • A. Sinh học
  • B. Vật lý học
  • C. Khoa học Trái Đất
  • D. Thiên văn học

Câu 21: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài mảnh đất?

  • A. Thước dây                           
  • B. Thước thẳng
  • C. Thước kẹp                           
  • D.Thước cuộn 

Câu 22: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Vật lí học
  • B. Khoa học Trái Đất
  • C. Thiên văn học
  • D. Tâm lí học

Câu 23: Một lần, bạn An lấy một ít xi mang trộn với cát rồi xây dựng một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc bạn An đang làm được gọi là gì?

  • A. Nghiên cứu khoa học
  • B. Rèn luyện kĩ năng 
  • C. Nghiên cứu Lịch sử
  • D. Nghiên cứu về các chất

Câu 24: Tại sao nói vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất

  • A. Đối tượng chủ yếu là vật chất
  • B. Đối tượng chủ yếu là vật sống
  • C. Đối tượng chủ yếu là con người 
  • D. Đối tượng chủ yếu là sinh vật

Câu 25: Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?

  • A. Cách a
  • B. Cách b
  • C. Cách c
  • D. Cách nào cũng được

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ