Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1 (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hỗn hợp thu được khi lắc dầu ăn với nước là:

  • huyền phù
  • nhũ tương
  • dung dịch
  • hỗn hợp đồng nhất. 

Câu 2: Nước khoáng trong suốt, không màu nhưng có lẫn một số chất tan. Nước khoáng là:

  • hỗn hợp đồng nhất
  • hỗn hợp không đồng nhất
  • huyền phù
  • không phải là hỗn hợp 

Câu 3: Điểm giống nhau giữa sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào là

  • đều được cấu tạo từ tế bào.
  • đều được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.
  • đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực
  • đều được cấu tạo từ nhiều tế bào. 

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về sinh vật đa bào?

  • Cấu tạo từ thế bào nhân thực
  • Được cấu tạo từ nhiều tế bào
  • Một tế bào thực hiện đầy đủ tất cả các hoạt động sống của một cơ thể sinh vật
  • Có cấu tạo phức tạp 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Nitơ là chất khí, không màu, không mùi, duy trì sự cháy.
  • Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • Oxygen là chất lỏng, không màu, không mùi.
  • Khí cacbon đioxide tham gia vào quá trình hô hấp ở thực vật. 

Câu 6: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng là:

  • sự ngưng tụ
  • sự bay hơi
  • sự đông đặc
  • sự nóng chảy.

Câu 7: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

  • Gạo.
  • Rau xanh
  • Thịt, cá.
  • Gạo và rau xanh.

Câu 8: Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào cung cấp năng lượng cho cơ thế?

(1) Chất đạm

(2) Chất béo

(3) Tinh bột, đường

(4)Chất khoáng

  • (1), (2), (4)
  • (2), (3), (4)
  • (1), (2), (3), (4)
  • (1), (2),(3)

Câu 9: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường hợp pháp ở nước ta là

  • ngày.
  • giờ.
  • tuần.
  • giây

Câu 10: Trong không khí, nitogen chiếm khoảng bao nhiêu %?

  • 21%
  • 78%
  • 20%
  • 23%.

Câu 11: Chức năng của màng tế bào là

  • chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.
  • chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • tham gia vào quá trình quang hợp của tế bào.

Câu 12: Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?

  • Nhân.
  • Tế bào chất.
  • Màng tế bào.
  • Lục lạp.

Câu 13: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước phù hợp nhất là

  • Thước có GHĐ    20 cm và ĐCNN 1 mm.
  • Thước có GHĐ   50 cm và ĐCNN 1 cm.
  • Thước có GHĐ   50 cm và ĐCNN 1 mm.
  • Thước có GHĐ   1 m và ĐCNN cm.

Câu 14: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?

  • Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm
  • Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
  • Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.
  • Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm 

Câu 15: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ:

  • thể tích của cả hộp thịt.
  • thể tích của thịt trong hộp.
  • khối lượng của cả hộp thịt.
  • khối lượng của thịt trong hộp.

Câu 16: Trong đợt dịch Covid 19, gia đình bạn Lan đã mua 1 tấn gạo để phát cho một số người khó khăn xung quanh nhà bạn ấy. Lan giúp bố mẹ chia đều 1 tấn gạo đó thành 50 phần bằng nhau, vậy mỗi phần quà nặng bao nhiêu kilogram?

  • 2kg
  • 5kg
  • 50kg
  • 20kg

Câu 17: Nguyên nhân nào sau đây không gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

  • Không hiệu chỉnh đồng hồ.
  • Đặt mắt nhìn lệch.
  • Đọc kết quả chậm.
  • Nhìn vào đồng hồ quá lâu 

Câu 18: Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc:

  • 7 giờ
  • 10 giờ
  • 16 giờ
  • 22 giờ

Câu 19: Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì

  • tập giấy có khối lượng lớn hơn.
  • quả cân có trọng lượng lớn hơn.
  • quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.
  • quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau. 

Câu 20: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

  • vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
  • vật thể nhân tạo do con người tạo ra
  • vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
  • vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Câu 21: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là

  • vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  • vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên
  • vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống
  • vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản 

Câu 22: Vật sống là

  • vật có sẵn trong tự nhiên.
  • là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
  • vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
  • không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. 

Câu 23: Các thể của chất gồm

  • Thể rắn, thể lỏng
  • Thể rắn, thể hơi
  • Thể lỏng, thể hơi, dạng tinh thể
  • Thể lỏng, thể khí, thể rắn

Câu 24: Vật thể tự nhiên là

  • Ao, hồ, sông, suối.
  • Biển, mương, kênh, bể nước.
  • Đập nước, máng, đại dương, rạch.
  • Hồ, thác, giếng, bể bơi.

Câu 25: Vật thể nhân tạo là

  • vật có sẵn trong tự nhiên.
  • là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
  • vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
  • không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
Câu 26: Ở nhiệt độ thường, trong điều kiện khô ráo, saccharose (đường ăn) ở
  • thể rắn
  • thể lỏng
  • thể hơi
  • thể khí

Câu 27: Oxygen có tính chất nào sau đây?

  • ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
  • ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  • ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  • ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. 

Câu 28: Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm ?

  • khi xuất hiện thêm các chất mới vào thành phần không khí.
  • khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
  • khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
  • khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Câu 29: Chất khí nào sau đây gây ra do quá trình đốt nhiên liệu: xăng, dầu, củi,... làm ô nhiễm môi trường?

  • Carbon dioxide.
  • Oxygen.
  • Nitrogen.
  • Argon. 

Câu 30: Thành phần của không khí gồm

  • 68%nitrogen và 32% oxygen và một vài khí khác
  • 78%nitrogen và 21% oxygen và một vài khí khác
  • 88%nitrogen và 11% oxygen và một vài khí khác
  • 98%nitrogen và 2% oxygen và một vài khí khác

Câu 31: Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, người ta thường dung sơn phủ bề mặt kim loại hay bôi dầu mỡ, … Những việc làm này giúp

  • kim loại đẹp hơn.
  • kim loại tránh hoen gỉ.
  • kim loại mới lâu hơn.
  • kim loại dễ dát mỏng hơn.

Câu 32: Cách sắp xếp các vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào là chính xác?

  • Đồng, thủy tinh, nước, không khí.
  • Không khí, nước, thủy tinh, đồng.
  • Đồng, nước, thủy tinh, không khí.
  • Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

Câu 33: Khi dùng gỗ  để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

  • vật liệu.
  • nguyên liệu.
  • nhiên liệu.
  • phế liệu. 

Câu 34: Cho các tính chất sau: (1) là chất rắn. (2) tan trong nước. (3) tan trong acid. Các tính chất của đá vôi là:

  • (1), (2).
  • (1), (2), (3).
  • (2), (3).
  • (1), (3). 

Câu 35: Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng

  • cháy và tỏa nhiệt
  • Cứng và khó cháy
  • Dễ nổ và nguy hiểm
  • Lỏng và dễ cháy

Câu 36: Những loại nào sau đây là lương thực?

  • Ngô, khoai, lúa nước, đu đủ, xoài, cá
  • Trứng, sữa, dầu ăn, tỏi, hạt tiêu
  • Khoai tây, lúa mì, rau cải, chôm chôm
  • Khoai lang, lúa nước, ngô, sắn, khoai tây

Câu 37: Tinh bột, đường là những chất ....

  • Có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật
  • Cấu tạo nên cơ thể sinh vật, cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các ha
  • Cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống
  • Dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống

Câu 38: Những lương thực - thực phẩm nào sau đây cung cấp chất béo là chủ yếu

  • Hạt đậu, gạo, ngô, thịt lợn
  • Bơ, sữa, lạc, mỡ
  • Cá, tôm, đậu đỏ, xoài
  • Cà rốt, sắn, trứng, sữa

Câu 39: Chất tinh khiết là chất như thế nào?

  • Chất lẫn ít tạp chất.
  • Chất không lẫn tạp chất.
  • Chất lẫn nhiều tạp chất.
  • Có tính chất thay đổi.

Câu 40: Trong các hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào có thể tạo thành dung dịch?

  • Dầu ăn và nước
  • Muối ăn và nước
  • Xăng và nước
  • Nước và cát 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ