Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2 (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

  • A. Cung cấp thức ăn
  • B. Lên men bánh, bia, rượu...
  • C. Dùng làm thuốc
  • D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?

  • A. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
  • B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
  • C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
  • D. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín

Câu 3:  Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

  • A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
  • B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
  • C. Gấu, mèo, dê, cá heo
  • D. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ

Câu 4: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  • A. Rắn lục mũi hếch
  • B. Sóc đen Côn Đảo
  • C. Cá heo
  • D. Gà lôi lam đuôi trắng

Câu 5: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

  • A. Do các loại thiên tai xảy ra.
  • B. Do các hoạt động của con người.
  • C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  • D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 6: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

  • A. Hoa
  • B. Quả
  • C. Noãn
  • D. Rễ

Câu 7: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

  • A. Chuyển động nhanh dần.
  • B. Vẫn đứng yên.
  • C. Chuyển động chậm dần.
  • D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Câu 8: Chọn câu sai. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:

  • A. Là hai lực cân bằng
  • B. Cùng hiều
  • C. Có cường độ bằng nhau
  • D. Cùng phương

Câu 9: Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Sắp xếp cách tự gây mốc.

1. Lấy một ít cơm nguộc hoặc bánh mì cho vào đĩa hoặc khay lên men.
2. Vài ngày sau các sợi mốc trắng đã phát triển, trên bề mặt có những đốm nhỏ màu hơi sẫm.
3. Vẩy thêm một chút nước cho đủ ẩm.

  • A. 3, 2, 1
  • B. 1, 2, 3
  • C. 2, 1, 3
  • D. 1, 3, 2

Câu 11: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

  • A. Thiên Vương tinh.
  • B. Hải Vương tinh.
  • C. Diêm Vương tinh.
  • D. Thổ tinh.

Câu 12: Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

  • A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.
  • B. Lò sưởi đang hoạt động, mặt trời, lò xo dãn.
  • C. Gas, pin mặt trời, tia sét.
  • D. Mặt trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động.

Câu 13: Thế năng đàn hồi của vật là

  • A. năng lượng do vật chuyển động
  • B. năng lượng do vật có độ cao
  • C. năng lượng do vật bị biến dạng
  • D. năng lượng do vật có nhiệt độ

Câu 14: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

  • A. Xăng.
  • B. Khi tự nhiên.
  • C. Sinh khối.
  • D. Than đá.

Câu 15: Một vật có trọng lượng 400N thì có khối lượng bao nhiêu kg?

  • A. 4kg
  • B. 40kg
  • C. 400kg
  • D. 0,4kg

Câu 16: Chọn phát biểu đúng về năng lượng mặt trời:

  • A. Năng lượng không có sẵn.
  • B. Giá thành và chi phí lắp đặt cao.
  • C. Vẫn còn rác thải là các pin mặt trời.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 17: Nối các nội dung về cách dinh dưỡng của nấm sao cho phù hợp.

1. Nấm hoại sinh a. Nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ mục, ...
2. Nấm kí sinh b. Nấm cộng sinh với một số loại tảo.
3. Địa y c. Nấm sống bám trên cơ thể sống khác (thực vật, động vật, người) chủ yếu là thực vật.
  • A.1 c; 2-a; 3-b
  • B. 1-a; 2-b; 3-c
  • C. 1-a; 2-c; 3-b
  • D. 1-b; 2-a; 3-c

Câu 18: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Nam châm hút viên bi sắt.
  • B. Viên đá rơi.
  • C. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
  • D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.

Câu 19: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

  • A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống
  • B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức
  • C. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây
  • D. Động vật giúp con người bảo về mùa màng

Câu 20: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng

  • A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N
  • B. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N
  • C. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N
  • D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N

Câu 21: Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

  • A. Nguồn năng lượng hữu ích.
  • B. Nguồn năng lượng tái tạo.
  • C. Nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo.
  • D. Nguồn năng lượng hữu ích và hao phí.

Câu 22: Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?

  • A. động năng
  • B. thế năng
  • C. hóa năng
  • D. quang năng

Câu 23: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

  • A. 3 tuần.
  • B. 1 tuần.
  • C. 4 tuần.
  • D. 2 tuần.

Câu 24: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Trồng cây gây rừng
  • B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
  • C. Đốt rừng làm nương rẫy
  • D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp

Câu 25: Vào một ngày tại một nơi Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng và lặn lúc 6 giờ chiều. Em hãy cho biết thời điểm người quan sát thấy Mặt Trời ở vị trí như hình sau là vào khoảng mấy giờ.

  • A. 4 giờ
  • B. 3 giờ
  • C. 6 giờ
  • D. 1 giờ

Câu 26: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

  • A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.
  • B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
  • C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước.
  • D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.

Câu 27: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
  • B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
  • C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
  • D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.

Câu 28: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

  • A. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
  • B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
  • C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
  • D. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

Câu 29: Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?

  • A. đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
  • B. xe ô tô bị lầy trong cát
  • C. giày đi mãi, đế bị mòn
  • D. bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị

Câu 30: Cho các nhận định sau về giới Thực vật, có bao nhiều nhận định chính xác:

(1) Rêu là nhóm nguyên thủy nhất còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với tảo.
(2) Thực vật Hạt kín là nhóm đa dạng nhất về cá thể và về loài.
(3) Thực vật Hạt trần tiến hóa hoàn thiện hơn thực vật Hạt kín.

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 0

Câu 31: Mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái đất. Tại sao trên Trái Đất có ngày và đêm liên tiếp?

  • A. vì Mặt trời không chiếu sáng được hết Trái đất do Trái đất quá lớn so với Mặt trời
  • B. vì chỉ có nửa phần Trái đất hướng về Mặt trời nhận được ánh sáng Mặt trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt trời
  • C. vì Trái đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 32: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?

  • A. 2 cm
  • B. 3 cm
  • C. 1 cm
  • D. 4 cm

Câu 33: Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

  • A. Khối nhôm
  • B. Khối sắt
  • C. Khối đồng
  • D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 34: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?

  • A. Người ở trên câu trượt
  • B. Quả táo ở trên cây
  • C. Chim bay trên trời
  • D. Con ốc sên bò trên đường

Câu 35: Động vật nào có hại với con người

  • A. Mèo
  • B. Chuột
  • C. Chó
  • D. Bò

Câu 36: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

  • A. Tuyệt chủng động, thực vật
  • B. Hiệu ứng nhà kính
  • C. Biến đổi khí hậu
  • D. Bệnh ung thư ở người

Câu 37: Tại sao phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A. do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn
  • B. do lực hút của mặt đường
  • C. do cao su nóng lên
  • D. do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường

Câu 38: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  • A. Cây chanh
  • B. Rêu tản
  • C. Cây vạn tuế
  • D. Cây thông

Câu 39: Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

  • A. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật
  • B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật
  • C. Đổi hướng của lực
  • D. Không gây ra tác dụng gì

Câu 40: Động vật nào dưới đây kí sinh trên da người?

  • A. Nhện
  • B. Ve bò
  • C. Ve sầu
  • D. Cái ghẻ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ