Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

  • A. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
  • B. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
  • C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
  • D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 2: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là

  • A. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
  • B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
  • C. Chất tế bào, lục lạp, nhân
  • D. Màng tế bào, ti thể, nhân

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
  • B. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
  • C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
  • D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.

Câu 4: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là

  • A. sự đông đặc.
  • B. sự bay hơi.
  • C. sự ngưng tụ.
  • D. sự nóng chảy.

Câu 5: Oxygen có tính chất nào sau đây?

  • A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khi, không duy trị sự cháy.
  • B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  • C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  • D. Ở điều kiện thường oxygen là khi không máu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 6: Tế bào là

  • A. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
  • B. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu.
  • C. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể.
  • D. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu.

Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

  • A. Nước chè.
  • B. sốt mayonnaise
  • C. Nước đường
  • D. Nước phù sa.

Câu 8: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.
  • B. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
  • C. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.
  • D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 9: Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

  • A. Bệnh vàng da.
  • B. Bệnh kiết lị.
  • C. Bệnh tiêu chảy.
  • D. Bệnh thuỷ đậu.

Câu 10: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  • A. Hỗn hợp nước và rượu.
  • B. Hỗn hợp nước đường.
  • C. Hỗn hợp nước muối.
  • D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

Câu 11: Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

  • A. Tên phổ thông
  • B. Tên dân gian
  • C. Tên khoa học
  • D. Tên địa phương

Câu 12: Các loại mô cấu tạo nên lá cây (hình vẽ). Hãy cho biết lá cây không được được cấu tạo từ loại mô nào dưới đây?

  • A. Mô cơ bản.
  • B. Mô dẫn.
  • C. Mô biểu bì.
  • D. Mô cơ.

Câu 13: Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất?

  • A. Tế bào hồng cầu.
  • B. Tế bào thần kinh.
  • C. Tế bào gan.
  • D. Tế bào cơ.

Câu 14: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

  • A. cơ quan.
  • B. tế bào.
  • C. mô
  • D. hệ cơ quan.

Câu 15: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.

  • A. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
  • B. Hệ rễ và hệ thân
  • C. Hệ chồi và hệ rễ.
  • D. Hệ chồi và hệ thân

Câu 16: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về virus?

  • A. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động bình thường.
  • B. Là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.
  • C. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
  • D. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống.

Câu 17: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm?

  • A. Thị kính, vật kính.
  • B. Bàn kính, ốc to, ốc nhỏ.
  • C. Chân kính, thân kính.
  • D. Vật kính, gương điều chỉnh ánh sáng.

Câu 18: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

  • A. Chất ăn mòn.
  • B. Phái đeo găng tay thường xuyên.
  • C. Chất gây nổ.
  • D. Chất dễ cháy.

Câu 19: Sinh vật được phân chia thành mấy giới?

  • A. 2 giới
  • B. 3 giới
  • C. 4 giới
  • D. 5 giới 

Câu 20: Đâu là vật không sống?

  • A. Con tò vò.
  • B. Con lợn.
  • C. Con búp bê.
  • D. Con chim.

Câu 21: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại một thời điểm xác định:

  • A. Hóa hơi
  • B. Ngưng tụ
  • C. Sôi
  • D. Bay hơi

Câu 22: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

  • A. Khoa học trái đất
  • B. Sinh học
  • C. Vật lý
  • D. Hóa học 

Câu 23: Đâu là vi khuẩn có lợi.

  • A. Vi khuẩn sữa chua.
  • B. Vi khuẩn lao.
  • C. Vi khuẩn tả.
  • D. Vi khuẩn tụ cầu vàng. 

Câu 24: Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?

  • A. ←
  • B. ↓
  • C. ↑
  • D. →

Câu 25: Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?

  • A. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.
  • B. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng và kích thước giống nhau.
  • C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng luôn khác nhau.
  • D. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng kích thước khác nhau. 

Câu 26: Cho các bước như sau;

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

  • A. (1), 2), (3), (4), 6).
  • B. (1), (4), (2), (3), 6).
  • C. (3), (2), (4),(1), (5).
  • D. (2), (4), (3), (1), 6).

Câu 27: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

  • A. 20 kg 10 lạng.
  • B. 24 kg.
  • C. 20 kg 20 lạng.
  • D. 22kg.

Câu 28: Nước có thể tồn tại ở thể:

  • A. Thể rắn
  • B. Thể khí
  • C. Cả 3 đáp án đúng
  • D. Thể lỏng 

Câu 29: Cơ thể chúng ta lớn lên được là nhờ:

  • A. Nhiều tế bào được sinh ra từ 1 tế bào.
  • B. Chất dinh dưỡng bao quanh tế bào.
  • C. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • D. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. 

Câu 30: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì?

  • A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
  • B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
  • C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
  • D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 

Câu 31: Đâu KHÔNG phải là cấu tạo của tế bào nhân sơ:

  • A. Có vùng nhân
  • B. Tế bào chất không có hệ thống nội màng
  • C. Đã có nhân hoàn chỉnh.
  • D. Không có màng nhân.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
  • B. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
  • C. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
  • D. Lực tiếp xúc không thể làm biến dạng vật.

Câu 33: Đâu là tính chất hóa học của đường ăn?

  • A. Tan trong nước.
  • B. Có vị ngọt.
  • C. Bị phân ở nhiệt độ cao thành cacbon.
  • D. Là chất rắn.

Câu 34: Dụng cụ nào sau đây không phải dụng cụ đo.

  • A. Lò xo, búa đinh.
  • B. Cân đồng hồ, thước mét, đồng hồ điện tử.
  • C. Đồng hồ treo tường, nhiệt kế rượu
  • D. Thước kẹp, nhiệt kế y tế. 

Câu 35: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất khi tác dụng vào thuyền?

  • A. Lực kéo chiếc thuyền bị chìm xuống khi bị nước tràn vào.
  • B. Lực giữ thuyền không trôi ra khỏi bến
  • C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
  • D. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước. 

Câu 36: Các bậc phân loại sinh vật từ cao đến thấp theo trình tự nào sau đây?

  • A. Giới ->Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.
  • B. Giới -> Họ -> Chi (giống) -> Loài -> Bộ -> Lớp -> Ngành
  • C. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
  • D. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới. 

Câu 37: Khi 1 tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có 2 tế bào mới hình thành. Vậy 3 tế bào con này tiếp tục lớn lên và sinh sản sẽ tạo ra mấy tế bào con?

  • A. 6.
  • B. 2.
  • C. 8.
  • D. 4 

Câu 38: Để đo thời gian người ta dùng dụng cụ nào sau đây:

  • A. Nhiệt kế
  • B. Thước
  • C. Cân
  • D. Đồng hồ 

Câu 39: Bạn Linh có trọng lượng 400 N thì khối lượng của bạn ấy là bao nhiêu?

  • A. 400 N
  • B. 400 kg
  • C. 40 N
  • D. 40 kg

Câu 40: Lĩnh vực nào trong các lĩnh vực sau đây là lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.

  • A. Văn học
  • B. Nghệ thuật
  • C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học
  • D. Xã hội học

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ