Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1 (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Để đo kích thước của một thửa ruộng, dùng thước hợp lý nhất là

  • Thước thẳng có GHĐ lm; ĐCNN lcm
  • Thước thẳng có GHĐ l,5m; ĐCNN 10 cm
  • Thước cuộn có GHĐ 30m; ĐCNN 10 cm
  • Thước xếp có GHĐ 2m; ĐCNN 1 cm

Câu 2: Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml), Số liệu đó chỉ:

  • thể tích của cả chai nước.
  • thể tích của nước trong chai.
  • khối lượng của cả chai nước.
  • khối lượng của nước trong chai.

Câu 3: Một hộp quả cân Roberval gồm các quả cân có khối lượng 1 g, 2g, 5g, 10g, 20g, 50 g, 100 g, 200 g. GHĐ và ĐCNN của cân lần lượt là

  • GHĐ: 380 gram; ĐCNN: 1 gram.
  • GHĐ: 388 gram; ĐCNN: 1 gram.
  • GHĐ: 388 gram; ĐCNN: 10 gram.
  • GHĐ: 380 gram; ĐCNN: 10 gram.

Câu 4: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • Đường mía, muối ăn, con dao.
  • Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
  • Nhôm, muối ăn, đường mía.
  • Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 5: Để phân biệt chất khí oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • quan sát màu sắc của 2 khí đó.
  • ngửi mùi của 2 khí đó.
  • oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là khí oxygen, khí làm tắt nên là khí carbon dioxide. 

Câu 6: Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm ?

  • khi xuất hiện thêm các chất mới vào thành phần không khí.
  • khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
  • khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
  • khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. 

Câu 7: Lõi dây điện làm từ vật liệu ....

  • Đồng
  • Nhựa
  • Sắt
  • Cao su

Câu 8: Chọn từ thích hợp vào chỗ trống:

Sử dụng nhiên liệu an toàn hiệu quả sẽ giúp ...(1)... các nguy cơ cháy nổ, ...(2)... chi phí trong cuộc sống và sản xuất.

  • tăng; lãng phí
  • giảm thiểu; tiết kiệm
  • phòng tránh; tiêu hao
  • giảm thiểu; tăng
Câu 9: Những loại nào sau đây là lương thực?
  • Ngô, khoai, lúa nước, đu đủ, xoài, cá
  • Trứng, sữa, dầu ăn, tỏi, hạt tiêu
  • Khoai tây, lúa mì, rau cải, chôm chôm
  • Lúa nước, ngô, sắn, khoai tây 

Câu 10: Lương thực là những sản phẩm có chứa ......

  • Tinh bột
  • Chất béo
  • Chất đạm
  • Vitamin và muối khoáng 

Câu 11: Khi nói về chất, nước sông hồ thuộc dạng nào?

  • Đơn chất.
  • Hợp chất.
  • Chất tinh khiết.
  • Hỗn hợp. 

Câu 12: Đâu là huyền phù?

  • Phù sa
  • Sữa rửa mặt
  • Sốt mayonnaise
  • Nhựa đường. 

Câu 13: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  • Cho muối ăn vào nước, khuấy đều.
  • Nghiền nhỏ muối ăn.
  • Đun nóng nước .
  • Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 14: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  • Chiết.                                                     
  • Dùng máy li tâm.
  • Cô cạn.                                                   
  • Lọc.

Câu 15: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  • A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  • B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
  • C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
  • D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 16: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
  • B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
  • C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.
  • D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Câu 17: Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?

  • Lục lạp
  • Màng tế bào
  • Nhân tế bào
  • Chất tế bào 

Câu 18: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

  • Điện thoại
  • Cây lúa nước
  • Xe máy
  • Bút bi

Câu 19: Hòa tan đường vào nước thu được nước đường. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Đường là chất tan, nước là dung dịch, nước đường là dung môi.
  • Đường là dung môi, nước là dung dịch, nước đường là chất tan.
  • Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.
  • Đường là dung môi, nước là chất tan, nước đường là dung dịch.

Câu 20: Trong bệnh viện, bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô hấp thở bằng khí oxygen. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của oxygen?

  • Oxygen duy trì sự cháy
  • Oxygen duy trì sự sống
  • Oxygen ít tan trong nước
  • Oxygen không phân cực 

Câu 21: Tế bào gì có kích thước lớn nhất trong cơ thể người?

  • A. Tinh trùng
  • B. Tế bào bạch cầu
  • C. Tế bào ruột non
  • D. Tế bào trứng 

Câu 22: Mô là gì?

  • Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định
  • Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có dcấu trúc giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định
  • Mô là tập hợp các tế bào giống nhau, cùng thực hiện một chức năng
  • Mô là tập hợp gồm các tế bào khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau

Câu 23: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ

  • Hàng trăm tế bào.
  • Hàng nghìn tế bào.
  • Một số tế bào
  • Một tế bào

Câu 24: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn.

  • Tế bào -› Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể
  • Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Cơ quan -› Mô -› Tế bào
  • Tế bào -› Mô -› Hệ cơ quan -› Cơ thể
  • Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Mô -› Cơ quan -› Tế bào

Câu 25: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

  • Tế bào
  • Cơ quan
  • Hệ cơ quan

Câu 26: Trường hợp nào sau đây diễn ra quá trình bay hơi?

  • Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần.
  • Sáp nến bắt đầu cứng lại khi nến tắt.
  • Cây kem tan chảy khi để ngoài tủ lạnh.
  • Hơi nước đọng lại thành giọt bên ngoài ly nước đá.

Câu 27: Hoạt động nào sau đây gây ra ô nhiễm không khí?

  • Chăm sóc cây xanh.          
  • Đốt rừng làm rẫy.
  • Thu dọn rác, vệ sinh môi trường.    
  • Tỉa gọn cây xanh.

Câu 28: Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

  • Điện gió.    
  • Điện mặt trời. 
  • Nhiệt điện.
  • Thủy điện. 

Câu 29: Nguyên liệu nào sau đây dùng để sản xuất phấn viết bảng?

  • Đá vôi.    
  • Cát.   
  • Sỏi.  
  • Than đá.

Câu 30: Nguồn năng lượng nào sau đây không thân thiện với môi trường?

  • Năng lượng gió.  
  • Năng lượng hoá thạch.
  • Năng lượng mặt trời. 
  • Năng lượng sinh học. 

Câu 31: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau:

“Gỗ vừa là …. để làm nhà, vừa là …. sản xuất giấy, vừa là …. để đun nấu”.

  • nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu.   
  • nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
  • nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu.       
  • vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.

Câu 32: Trẻ em mắc bệnh còi xương là do cơ thể thiếu hụt vitamin nào sau đây?

  • Vitamin A.  
  • Vitamin B.    
  • Vitamin C.  
  • Vitamin D. 

Câu 33: ân một túi hoa quả, kết quả là 10 421 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là

  • 1 g.
  • 2 g.
  • 10 g.    
  • 100 g.

Câu 34: Để đo thời gian của vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là

  • đồng hồ để bàn.   
  • đồng hồ treo tường.
  • đồng hồ cát.     
  • đồng hồ bấm giây.

Câu 35: Dầu ăn có đặc điểm:

  • thể lỏng: các hạt liên kết không chặt chẽ, có thể tích xác định, dễ bị nén.     
  • thể lỏng: các hạt liên kết không chặt chẽ, có thể tích xác định, khó bị nén.
  • thể lỏng: các hạt liên kết chặt chẽ, có thể tích xác định, rất khó bị nén.           
  • thể lỏng: các hạt chuyển động tự do, có thể tích không xác định, dễ bị nén.

Câu 36: Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững?

  • Gỗ tự nhiên.     
  • Kim loại.
  • Gạch không nung.          
  • Gạch chịu lửa.

Câu 37: Việc làm không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình?

  • Rửa tay và các dụng cụ nấu ăn thật kỹ   
  • không kiểm tra thực phẩm đóng hộp khi sử dụng.
  • Bảo quản thực phẩm cẩn thận.                       
  • Làm tan giá thực phẩm đúng cách. 

Câu 38: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây ra?

  • bệnh đậu mùa
  • bệnh vàng da
  • bệnh tiêu chảy
  • bệnh viêm da 

Câu 39: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần tạo ra:

  • 2 tế bào con
  • 16 tế bào con
  • 6 tế bào con
  • 18 tế bào con

Câu 40: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?

  • Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
  • Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi
  • Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng
  • Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ