Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

  • Quả táo rơi từ trên cây xuống.
  • Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
  • Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
  • Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.

Câu 2: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:   

  • thế năng chuyển hóa thành động năng.
  • hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
  • thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
  • thế năng chuyển hóa thành cơ năng. 

Câu 3: Nêu sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động của đèn tín hiệu giao thông dùng năng lượng mặt trời.

  • Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành điện năng trong pin.
  • Năng lượng nhiệt Mặt Trời chuyển hóa thành thế năng trong pin.
  • Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành quang năng trong pin.
  • Năng lượng nhiệt Mặt Trời chuyển hóa thành quang năng trong pin.

Câu 4: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

  • Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
  • Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
  • Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
  • Quả bóng không bị biến đổi.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  • Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. 
  • Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
  • Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.   
  • Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. 

Câu 6: Một quả xoài đang đứng yên ở trên cành có năng lượng dự trữ ở dạng nào?

  • Động năng và nhiệt năng.   
  • Thế năng hấp dẫn và hoá năng.
  • Thế năng hấp dẫn và nhiệt năng.     
  • Quang năng và cơ năng. 

Câu 7: Đơn vị đo lực là:

  • A. Niu-tơn.                    
  • B. Kilogam.                    
  • C. Met.                
  • D. Jun.

Câu 8: Trong các lực sau đây, lực nào là lực không tiếp xúc?

  • A. Lực hút của nam châm với đinh sắt.
  • B. Lực của tay tác dụng vào cửa khi mở cửa.
  • C. Lực của chân tác dụng vào quả bóng khi sút.
  • D. Lực đẩy của tay người mẹ khi đẩy xe.

Câu 9: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?

  • A. Cá.               
  • B. Chân khớp.                   
  • C. Lưỡng cư.         
  • D. Giun đốt.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
  • B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
  • C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 11: Đầu tháng 6 – tháng 7 năm 2020, Việt Nam đã chịu thiệt hại 277ha tre luồng và cây ngô do nạn dịch:

  • A. Sâu hại.           
  • B. Ốc bu vàng.              
  • C. Châu chấu.     
  • D. Bọ cánh cứng.

Câu 12: Hành động nào dưới đây bảo vệ năng lượng trong trường học?

  • A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
  • B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay ….
  • C. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
  • D. Trời sáng mở tất cả bóng đèn điện trong lớp học.

Câu 13: Dựa vào mức độ tổ chức cơ thể, nấm được chia thành mấy loại?

  • A.   2 loại: nấm tiếp hợp và nấm túi.
  • B.  2 loại: nấm đơn bào và nấm đa bào.
  • C.   2 loại: nấm túi và nấm đảm.
  • D.   2 loại: nấm nhân sơ và nấm nhân thực.

Câu 14: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

  • A.   Nơi khô ráo.
  • B.   Nơi ẩm ướt.
  • C.   Nới thoáng đãng.
  • D.   Nơi nhiều ánh sáng.

Câu 15: Một vật trên mặt đất có khối lượng 2 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?

  • A.5 N            
  • B.50 N            
  • C.10 N                     
  • D. 20 N

Câu 16: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:

  • A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải
  • B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái
  • C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên
  • D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống

Câu 17: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng , tỉ lệ với:

  • A. Khối lượng của vật treo                          
  • B. Lực hút của trái đất
  • C. Độ dãn của lò xo                                      
  • D.Trọng lượng của lò xo

Câu 18: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

  • A. 0,5cm              
  • B. 1cm                           
  • C. 2cm                           
  • D. 2,5cm

Câu 19: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

  • A. Cơ năng thành điện năng.                        
  • B. Điện năng thành cơ năng.
  • C. Điện năng thành hóa năng.                       
  • D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 20: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

  • A. Bàn là điện.                
  • B. Máy khoan.     
  • C. Quạt điện.       
  • D. Máy bơm nước.

Câu 21: Những bệnh do nguyên sinh vật gây nên ở người là

  • A. kiết lị, vàng da.      
  • B. vàng da, sốt rét.         
  • C. sốt rét, kiết lị.            
  • D. cúm mùa, kiết lị.

Câu 22: Bệnh nào dưới đây do nấm gây ra phổ biến ở người?

  • A. tả.                      
  • B. thương hàn.           
  • C. hắc lào.                 
  • D. cúm. 

Câu 23: Nhận định nào dưới đây nói về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên?

  • A. Cung cấp các dược liệu.                                 
  • B. Góp phần chắn sóng, chắn gió.
  • C. Cung cấp các đồ dùng, vật dụng.                   
  • D. Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm. 

Câu 24: Đặc điểm nào giúp ta phân biệt giữa động vật có xương và không có xương sống?

  • A. Hình dạng cơ thể. 
  • B. Môi trường sống.      
  • C. Cách bắt mồi.            
  • D. Xương cột sống.

Câu 25: Cho các dụng cụ sau: cân robecvan, thước, lực kế, đồng hồ. Dụng cụ nào dùng để đo lực?

  • A. Cân robecvan.           
  • B. Thước.                     
  • C. Lực kế.                       
  • D. Đồng hồ.

Câu 26: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực

  • A. ma sát trượt.           
  • B. ma sát nghỉ.               
  • C. ma sát lăn.                  
  • D. quán tính.

Câu 27: Vật nào dưới đây không phải là nhiên liệu?

  • A. Gỗ củi.                    
  • B. Than đá.                     
  • C. Dầu mỏ.                      
  • D. Hơi nước.

Câu 28: Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng tái tạo được?

  • A. Than đá.                 
  • B. Dầu mỏ.                     
  • C. Khí sinh học.            
  • D. Gió.

Câu 29: Năng lượng dự trữ trong một que diêm là

  • A. nhiệt năng.              
  • B. quang năng.              
  • C. hóa năng.                   
  • D. cơ năng.

Câu 30: Khi quạt điện hoạt động có sự chuyển hóa

  • A. cơ năng thành điện năng.                                
  • B. điện năng thành hóa năng.
  • C. nhiệt năng thành điện năng.                            
  • D. điện năng thành cơ năng. 

Câu 31: Trong các dụng cụ và thiết bị điện dưới đây, thiết bị nào chủ yếu biến hoá năng thành cơ năng?

  • A. Máy sấy tóc.                                                      
  • B. Máy khoan.
  • C. Acquy đang nạp điện.                                      
  • D. Bóng đèn đang cháy. 

Câu 32: Hình dạng nhìn thấy của mặt trăng trong hình dưới đây tương ứng tên hình dạng là

  • A. trăng lưỡi liềm.         
  • B. trăng bán nguyệt.      
  • C. trăng khuyết.             
  • D. trăng tròn.

Câu 33: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A. (1),(2) ,(3)
  • B. (2),(3),(5)         
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (2), (4), (5)

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trọng lượng của vật là số đo độ “nóng, lạnh” của vật.
  • B. Trọng lượng của vật là số đo lượng chất của một vật.      
  • C. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 

Câu 35: Ngân Hà là:

  • A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.                   
  • B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.
  • C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.                                    
  • D. dải sáng trong vũ trụ.

Câu 36: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

  • A. Ruột khoang.                
  • B. Giun.         
  • C. Thân mềm,         
  • D. Chân khớp.

Câu 37: Một hộp sữa có ghi 900g. Số 900g chỉ gì?

  • A. Khối lượng của cả hộp sữa.                  
  • B. Khối lượng của vỏ hộp sữa.        
  • C. Khối lượng của sữa trong hộp.          
  • D. Khối lượng hộp sữa là 900g.

Câu 38: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách

  • A. di chuyển nhiên liệu.                       
  • B. tích trữ nhiên liệu.
  • C. đốt cháy nhiên liệu.                         
  • D. nấu nhiên liệu.

Câu 39: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

  • A. Mặt Trời mọc ở đẳng đông, lặn ở đẳng tây.
  • B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
  • C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
  • D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

Câu 40: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

  • A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
  • B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
  • C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
  • D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ