Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

  • A. tảo lục
  • B. trùng roi
  • C. vi khuẩn
  • D. trùng biến hình 

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây chỉ bao gồm các Nguyên sinh vật?

  • A. Tảo lục, virus Corona, trùng giày, trùng roi xanh.  
  • B. Trùng kiết lị, tảo lục, trùng roi xanh, trùng sốt rét.
  • C. Trùng kiết lị, tảo lục, trùng biến hình, nấm rơm.
  • D. Tảo lục, vi khuẩn lao, trùng giày, sốt rét.

Câu 3: Khi thả viên phấn, viên phấn rơi là do:

  • A. Lực đẩy của tay.   
  • B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên viên phấn.
  • C. Lực kéo của tay.
  • D. Lực đẩy của không khí. 

Câu 4:  Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?

  • A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
  • B. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
  • C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
  • D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên. 

Câu 5: Các động vật nào dưới đây đều là vật chủ trung gian truyền bệnh?

  • A. Ruồi, Chim bồ câu, ếch
  • B. Ruồi, Muỗi, Bọ chét
  • C. Rắn, Cá heo, Hổ
  • D. Hươu cao cổ, Đà điểu, Dơi

Câu 6: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

  • A. Mặt trên của lá          
  • B. Mặt dưới của lá
  • C. Thân cây
  • D. Rễ cây 

Câu 7: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có hoa?

  • A. Cây ngô, cây lúa, cây rau bợ
  • B. Cây mít, câu rêu, cây táo.
  • C. Cây cà chua, cây dưa chuột, cây cải.
  • D. Cam, cây xoài, cây dương xỉ              

Câu 8: Tại sao Dơi biết bay nhưng không xếp vào lớp Chim mà lại xếp vào lớp Thú?

  • A. Vì dơi đẻ con, có lông vũ bao phủ
  • B. Vì dơi là động vật có vú, đẻ và nuôi con bằng sữa
  • C. Vì dơi nhìn giống con chuột         
  • D. Vì dơi không có đuôi, đẻ con, hoạt động về đêm 

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?

  • A. Thân có mạch dẫn.
  • B. Sống chủ yếu ở cạn.
  • C. Sinh sản bằng hạt
  • D. Có hoa và quả. 

Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Hai thanh nam châm đẩy nhau
  • B. Hai thanh nam châm đang tiến lại gần nhau
  • C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất   
  • D. An ấn nút công tắc bật đèn 

Câu 11: Nguyên sinh vật nào sau đây sống tự do?

  • A. Trùng amip ăn não
  • B. Trùng biến hình
  • C. Trùng sốt rét
  • D. Trùng kiết lị 

Câu 12: Dương xỉ tiến hóa hơn rêu, vì:

  • A. Dương xỉ có kích thước lớn hơn rêu
  • B. Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
  • C. Dương xỉ đã có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn   
  • D. Dương xỉ có rễ thật, lá to 

Câu 13: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên?

  • A. Làm dược liệu
  • B. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng
  • C. Cung cấp lương thực, thực phẩm      
  • D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch

Câu 14: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay ?

  • A. Do các loại dịch bệnh bất thường.
  • B. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.                       
  • C. Do các hoạt động của con người.      
  • D. Do các loại thiên tai xảy ra
Câu 15: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
  • A. Vì chúng sống trên cạn          
  • B. Vì chúng có hệ mạch dẫn      
  • C. Vì chúng có rễ thật.
  • D. Vì chúng có hạt nằm trong quả 

Câu 16: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên nâng tạ
  • B. Quả táo đang rơi        
  • C. Bạn Nam đóng đinh vào tường
  • D. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân
Câu 17: Trường hợp nào sau đây chuyển động xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
  • A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng.
  • B. Em bé đang đi xe đạp.
  • C. Cành cây đung đưa trước gió.
  • D. Quả dừa rơi từ trên cây xuống 

Câu 18: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:

  • A. Lượng chất chứa trong quyển sách.
  • B. Độ lớn của trọng lực tác dụng vào quyển sách.
  • C. Khối lượng của quyển sách.
  • D. Lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách. 

Câu 19: Nhóm nấm có ích là?

  • A. Nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi
  • B. Nấm rơm, nấm linh chi, nấm độc đen
  • C. Nấm độc đỏ, nấm hương, nấm sò      
  • D. Nấm than ngô, nấm rơm, nấm hương 

Câu 20: Tập hợp các động vật nào sau đây đều thuộc lớp động vật có vú?

  • A. Cá voi, chuột, đà điểu, khỉ
  • B. Dơi, trâu, chó, mèo
  • C. Trâu, bò, gà, ngựa
  • D. Chó, mèo, chuột, cá sấu     

Câu 21: Dựa vào đặc điểm cấu tạo, nấm được chia thành những loại nào?

  • A.  Nấm đảm, nấm đơn bào
  • B. Nấm đảm, nấm đa bào
  • C.  Nấm túi, nấm đơn bào
  • D. Nấm đa bào, nấm đơn bào

Câu 22: Khi một quả bóng cao su bị đập mạnh vào tường, lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

  • A. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
  • B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
  • C. Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng
  • D. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.

Câu 23: Người ta biểu diễn lực bằng

  • A. Tia.     
  • B. Mũi tên
  • C. Đường thẳng
  • D. Đoạn thẳng. 

Câu 24: Muốn biểu diễn một lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  • A. Hướng của lực.                      
  • B. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
  • C. Điểm đặt, phương, chiều của lực
  • D. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.     

Câu 25: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của trọng lực sẽ:

  • A. Rơi theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
  • B. Rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
  • C. Rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
  • D. Rơi theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. 

Câu 26: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

  • A. Xây dựng các nhà máy thủy điện
  • B. Phá rừng làm nương rẫy                 
  • C. Du canh du cư                               
  • D Trồng cây gây rừng 

Câu 27: Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?

  • A. Rêu tản
  • B. Cây thông
  • C. Cây bưởi
  • D. Cây vạn tuế

Câu 28: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

  • A. P = 0,1.m       
  • B. m = 10.P
  • C. P = 10.m        
  • D. P = 10 : m 

Câu 29: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt động vật có xương sống và động vật không có xương sống?

  • A. Hình thức dinh dưỡng
  • B. Xương sống
  • C. Kích thước cơ thể        
  • D. Môi trường sống
Câu 30: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus?
  • A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
  • B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
  • C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • D. Sử dụng vacxin vào thời điểm phù hợp 

Câu 31: Nguyên nhân gây bệnh viêm da là?

  • A. Vi khuẩn tả
  • B. Vi khuẩn tụ cầu vàng
  • C. Vi khuẩn lao
  • D. Vi khuẩn lactic
Câu 32: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?
  • Bệnh kiết lị
  • Bệnh dại
  • Bệnh vàng da
  • Bệnh tả
Câu 33: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
  • giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
  • giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
  • giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
  • giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 34: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
  • Tôm, muỗi, lợn, cừu
  • Bò, châu chấu, sư tử, voi
  • Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
  • Gấu, mèo, dê, cá heo 

Câu 35: Loại cây nào dưới đây có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?

  • Cây trúc đào
  • Cây cà tím
  • Cây thuốc lá
  • Cây đinh lăng 

Câu 36: Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?

  • Sứa
  • Ốc sên
  • Mực
  • Hàu
Câu 37: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?
  • Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
  • Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
  • Do người dùng không đậy kín các loại trái cây
  • Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng cho nấm mốc phát triển

Câu 38: Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?

  • Bò sát
  • Lưỡng cư
  • Chim 

Câu 39: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  • Cửa kính bị vỡ khi bị và đập mạnh.
  • Đất xốp khi được cày xới cần thận.
  • Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước.
  • Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Câu 40: Công dụng của lực kế là:
  • đo khối lượng của vật
  • đo độ lớn của lực
  • đo thể tích của vật
  • đo khối lượng riêng của vật

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ