Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1 (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Để đo bề dày của một trang sách vật lý 6, người ta đo bề dày của cả cuốn sách (trừ bìa) rồi sau đó ....... Biết rằng sách dày 98 trang. Điền vào chỗ chấm.

  • chia cho 98.
  • chia cho 49.
  • chia cho 50
  • chia cho 100.

Câu 2: Cân phù hợp để cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là

  • Cân đồng hồ.
  • Cân y tế.
  • Cân tiểu li.
  • Cân tạ.

Câu 3: Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, người ta thường dung sơn phủ bề mặt kim loại hay bôi dầu mỡ, … Những việc làm này giúp

  • kim loại đẹp hơn.
  • kim loại tránh hoen gỉ.
  • kim loại mới lâu hơn.
  • kim loại dễ dát mỏng hơn. 

Câu 4: Tinh bột, đường là những chất ....

  • Có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật
  • Cấu tạo nên cơ thể sinh vật, cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các ha
  • Cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống
  • Dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống

Câu 5: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào đặc điểm nào?

  • Số chất tạo nên.
  • Tính chất của chất.
  • Trạng thái của chất.
  • Mùi vị của chất. 

Câu 6: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động thì chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là gì?

  • Chất tinh khiết.
  • Dung dịch.
  • Nhũ tương.
  • Huyền phù.

Câu 7: Trong các hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào có thể tạo thành dung dịch?

  • Dầu ăn và nước
  • Đường và nước
  • Xăng và nước
  • Nước và cát

Câu 8: Trộn 2ml giấm ăn với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng?

  • Chất tan là giấm ăn, dung môi là nước.
  • Chất tan là nước, dung môi là giấm ăn.
  • Nước và giấm ăn đều là dung môi.
  • Nước và giấm ăn đều là chất tan.

Câu 9: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  • A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  • B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  • C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  • D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 10: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

  • A. Kích thước hạt nhỏ hơn.                                   
  • B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.
  • B. Khối lượng nhẹ hơn.                                          
  • D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 11: Quá trình nào sau đây không làm giảm lượng oxygen trong không khí?

  • Sự quang hợp của cây xanh
  • Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt
  • Sự hô hấp của động vật
  • Sự cháy của than, củi, bếp ga. 

Câu 12: Trong số các loại thức ăn sau đây, có bao nhiêu loại là lương thực: gạo, rau cải, củ khoai mì, quả cà chua, bắp ngô, cá, thịt bò, củ khoai tây, tôm, nếp.

  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Câu 13: Nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu tái tạo ?

  • Dầu mỏ.
  • Than đá.
  • Khí thiên nhiên.
  • Khí biogas.  

Câu 14: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại?

  • Dung dịch.
  • Huyền phù.
  • Nhũ tương.
  • Hỗn hợp đồng nhất.

Câu 15: Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự :

  • loài- chi- họ- bộ- lớp- ngành- giới.
  • loài- họ- chi- bộ- lớp- ngành- giới.
  • giới- ngành- bộ- lớp- họ- chi- loài.
  • giới- họ- lớp- ngành- bộ- chi- loài. 

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

  • Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
  • Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
  • Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
  • Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng. 

Câu 17: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là:

  • Tế bào
  • Cơ quan
  • Hệ cơ quan 

Câu 18: Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:

  • Nhiệt độ sôi.
  • Nhiệt độ đông đặc.
  • Nhiệt độ hóa hơi.
  • Nhiệt độ ngưng tụ. 

Câu 19: Sự tăng lên về khối lượng và kích thước của cơ thể do:

  • cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • cơ thể hấp thụ khí oxi
  • sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • tế bào cảm ứng và vận động. 

Câu 20: Phương pháp nào sau đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  • Phương pháp lọc.
  • Phương pháp li tâm.
  • Phương pháp chiết.
  • Phương pháp cô cạn.

Câu 21: Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là

  • Nguyên liệu
  • Vật liệu
  • Nhiên liệu
  • Khoáng sản 

Câu 22: Chức năng của màng tế bào là

  • chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.
  • chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • tham gia vào quá trình quang hợp của tế bào.

Câu 23: Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ?

  • Không bào.
  • Nhân.
  • Màng sinh chất.
  • Lục lạp 

Câu 24: Não, tim, dạ dày, ruột, gan, thận... là những

  • hệ cơ quan trong cơ thể.
  • tế bào trong cơ thể.
  • cơ quan trong cơ thể.
  • cơ quan trong tế bào. 

Câu 25: Vi khuẩn E.coli thuộc vào giới sinh vật nào?

  • Giới Nguyên sinh
  • Giới Động vật
  • Giới Nấm
  • Giới Khởi sinh

Câu 26: Cho các sinh vật: cá, chim, cây chanh, trùng roi xanh. Sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

  • cá, chim, cây chanh
  • chim, cây chanh, trùng roi xanh
  • cá, chim, trùng roi xanh.
  • cây chanh, trùng roi xanh.

Câu 27: Sinh vật bao gồm những giới:

  • giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
  • giới vi khuẩn, khởi sinh, nguyên sinh, thực vật và động vật.
  • giới khởi sinh, nguyên sinh, tảo, thực vật, động vật.
  • giới vi khuẩn, giới đơn bào, giới đa bào, thực vật và động vật. 

Câu 28: Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là gì?

  • Chọn ra những đặc điểm khác nhau tách thành nhiều nhóm nhỏ.
  • Chọn ra những đặc điểm tương đồng nhau của sinh vật để phân loại.
  • Tách tập hợp ban đầu thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau.
  • Tách tập hợp ban đầu thành nhiều nhóm nhỏ có những đặc điểm giống nhau. 

Câu 29: Mọi virus đều có cấu tạo gồm

  • 2 phần: vỏ protein và lõi vật chất di truyền (ADN hoặc ARN).
  • 3 phần: vỏ protein, màng sinh chất, chất di truyền.
  • 2 phần: màng và nhân ADN.
  • 3 phần: màng, chất tế bào, nhân.

Câu 30: Tại sao virus không được coi là 1 thể sống?

  • Nó không có cấu tạo từ tế bào
  • Nó không có khả năng tự sinh sản
  • Nó phải sinh sống nhờ tế bào vật chủ
  • Tất cả các ý trên

Câu 31: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây ?

  • Sữa tươi
  • Sữa ông thọ
  • Sữa bột
  • Sữa chua

Câu 32: Vi khuẩn là

  • Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
  • Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
  • Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
  • Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

Câu 33: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh

  • Tự dưỡng
  • Dị dưỡng
  • Tự dưỡng và dị dưỡng
  • Kí sinh 

Câu 34: Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo gồm ......... tế bào.

  • 1
  • 2
  • nhiều tế bào
  • 10 

Câu 35: Đặc điểm khác biệt giữa trùng roi và trùng giày là

  • Cơ thể có cấu tạo tế bào
  • Chứa chất diệp lục
  • Sống trong môi trường nước
  • Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

Câu 36: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

  • Ốc, muỗi
  • Muỗi, cá
  • Cá, ruồi
  • Ruồi, nhặng

Câu 37: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do

  • Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi
  • Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày
  • Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị
  • Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị 

Câu 38: Một máy bay bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội hết 1 giờ 45 phút và cần tới Hà Nội lúc 9 giờ. Hỏi máy bay phải cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc mấy giờ?

  • 7 giờ 45 phút.   
  • 7 giờ 25 phút.
  • 7 giờ 35 phút.  
  • 7 giờ 15 phút. 

Câu 39: Trong quả cam có nước, vitamin và một số chất khác. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • Chất là nước; Vật thể là vitamin và quả cam.
  • Chất là quả cam; Vật thể là nước và vitamin.
  • Chất là vitamin; Vật thể là nước và quả cam.  
  • Chất là nước, vitamin; Vật thể là quả cam.

Câu 40: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

  • Dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
  • Đồng (copper) có khả năng dẫn điện.
  • Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.
  • Nhôm (aluminium) dẫn nhiệt tốt được dùng làm dụng cụ nấu ăn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ