Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2 (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  • A. Gây bệnh nấm da ở động vật.                                
  • B. Gây bệnh viêm gan B ở người.
  • C. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.                        
  • D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 2: Đơn vị đo của lực là

  • A. ki-lô-gam, kí hiệu là kg.                                        
  • B. Niutơn, kí hiệu là N.
  • C. mét, kí hiệu là m.                                                   
  • D. độ C, kí hiệu là oC. 

Câu 3: Dụng cụ dùng để đo lực là

  • A. Cân đồng hồ.                                                          
  • B. Thước dây.
  • C. Lực kế.                                                                   
  • D. Nhiệt kế y tế. 

Câu 4: Khi bạn Phương đang đẩy xe nôi, đưa em đi dạo, lực do bạn Phương tác dụng lên xa nôi

  • A. chỉ làm biến đổi chuyển động của xe nôi.
  • B. chỉ làm biến dạng xe nôi.
  • C. vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng xe nôi.
  • D. không làm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng xe nôi.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trọng lượng của vật là số đo độ “nóng, lạnh” của vật.
  • B. Trọng lượng của vật là số đo lượng chất của một vật.      
  • C. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 6: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

  • A. Lực của bạn An tác dụng lên cửa để mở cửa.
  • B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
  • C. Lực của Trái Đất tác dụng lên cốc nước đặt trên mặt bàn.
  • D. Vận động viên nâng tạ. 

Câu 7: Hình dưới đây biểu diễn lực:

  • A. Có độ lớn 90N, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
  • B. Có độ lớn 90N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  • C. Có độ lớn 30N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  • D. Có độ lớn 30N, phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

  • A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
  • B. Khi viết phấn trên bảng.
  • C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
  • D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay. 

Câu 9: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 250g. Số liệu đó chỉ:

  • A. thể tích của cả hộp thịt.                                              
  • B. thể tích của thịt trong hộp.
  • C. khối lượng của cả hộp thịt.                                         
  • D. khối lượng của thịt trong hộp.

Câu 10: Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng dầu mỏ.                                             
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng thủy triều.                                         
  • D. Năng lượng mặt trời.

Câu 11:  Khi ô tô va chạm vào một cái cây, lực do cây tác dụng làm cho ô tô:

  • A. đang chuyển động thì dừng lại.
  • B. chuyển động nhanh hơn.
  • C. đang chuyển động thì dừng lại, đồng thời bị biến dạng.
  • D. chuyển động nhanh hơn, đồng thời bị biến dạng.

Câu 12: Thực vật có vai trò gì đối với động vật

  • A. Cung cấp thức ăn, nơi ở
  • B. Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C. Cung cấp thức ăn
  • D. Giữ đất, giữ nước 

Câu 13: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do

  • A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.
  • B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
  • C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.
  • D. lực của đất tác dụng lên dây

Câu 14: Vào đêm không trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

  • A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
  • B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
  • C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời

Câu 15: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

  • A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
  • B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh,
  • C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
  • D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh. 

Câu 16: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
  • B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời,
  • C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh
  • D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh

Câu 17: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hoá

  • A. cơ nặng thành điện năng.
  • B. điện năng thành hoá năng.
  • C. nhiệt năng thành điện năng
  • D. điện năng thành cơ năng. 

Câu 18: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

  • A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
  • B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
  • C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
  • D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây 

Câu 19: Cho các loài động vật sau:

(1) Sứa                           (4) Rắn                           

(2) Giun đất                   (5) Cá ngựa           

(3) Ếch giun                   (6) Mực 

Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?

  • A. (1), (3), (5)                      
  • B. (3), (4), (5)
  • C. (2), (4), (6)                     
  • D. (1), (2), (6)

Câu 20: Một cầu thủ đang chuyền bóng cho đồng đội, lúc này cầu thủ đã tác dụng lực gì lên quả bóng?

  • A. Lực nén
  • B. Lực đẩy
  • C. Lực hút
  • D. Lực kéo

Câu 21: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

  • A. Ô tô đang nằm yên trên dốc
  • B. Em bé đang trượt trên cầu trượt
  • C. Ô tô đang chuyển động trên đường
  • D. Quyển sách đang nằm yên trên  mặt bàn nằm ngang 

Câu 22:  Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:

  • A. trọng lượng
  • B. trọng lực
  • C. lực đẩy
  • D. lực nén   

Câu 23: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là:

  • A. nhiệt năng
  • B. thế năng hấp dẫn
  • C. thế năng đàn hồi
  • D. động năng

Câu 24: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?

  • A. Năng lượng ánh sáng       
  • B. Năng lượng âm thanh           
  • C. Năng lượng hóa học                 
  • D. Năng lượng nhiệt

Câu 25: Ban ngày sẽ xuất hiện khi:

  • A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng
  • B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất
  • C. phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng
  • D. phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng  

Câu 26: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
  • B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
  • C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
  • D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Câu 27: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

  • A. 5 kg.
  • B. 0,5 kg.
  • C. 50 kg. 
  • D. 500 kg.

Câu 28: Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu?

  • A. Củi.
  • B. Dầu hỏa.
  • C. Kim loại vàng.
  • D. Cồn.

Câu 29: Mặt Trời là một:

  • A. Vệ tinh.            
  • B. Ngôi sao.                         
  • C. Hành tinh.   
  • D. Sao băng.

Câu 30: Ném quả bóng lên cao, tại vị trí nào quả bóng có cả động năng và thế năng?

  • A. Khi bắt đầu thả.
  • B. Tại điểm tiếp xúc với đất.
  • C. Đang đi lên và đang đi xuống.
  • D. Không có điểm nào.

Câu 31: Trong các lực sau đây, lực nào là lực không tiếp xúc?

  • A. Lực hút của nam châm với đinh sắt.
  • B. Lực của tay tác dụng vào cửa khi mở cửa.
  • C. Lực của chân tác dụng vào quả bóng khi sút.
  • D. Lực đẩy của tay người mẹ khi đẩy xe. 

Câu 32: Động vật có tác hại là:

  • A. Truyền bệnh cho người.                             
  • B. Làm thức ăn     
  • C. Thụ phấn cho cây trồng                              
  • D. Cung cấp phân bón.

Câu 33: Những vai trò nào là lợi ích của nấm trong thực tiễn ?

(1) Cung cấp thực phẩm.

(2) Dùng để sản xuất vaccine.

(3) Điều hòa khí hậu.

(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ.

(5) Sản xuất các loại rượu, bia.

(6) Chống xói mòn đất.

  • A. (1) , (3), (5)           
  • B. (2) , (3), (6)            
  • C. (1) , (2), (5)    
  • D. (3) , (4), (6)

Câu 34: Vai trò nào dưới đây không  phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên ?

  • A. Điều hòa khí hậu.                             
  • B.Cung cấp nguồn dược liệu
  • C. Bảo  vệ nguồn nước.                        
  • D.Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

Câu 35: Dạng năng lượng tích trữ trong cách cung khi được kéo căng là:

  • A.Động năng             
  • B. Hóa năng                  
  • C. Thế năng đàn hồi              
  • D. Quang năng.

Câu 36: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua ?

  • A. Tác dụng lực.                                    
  • B. Truyền nhiệt.
  • C. Ánh sáng.                                        
  • D. Cả A và B.

Câu 37: Quả bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao thuộc dạng năng lượng nào ?

  • A. Điện năng.                                         
  • B. Quang năng.
  • C. Nhiệt năng.                                       
  • D. Cơ năng.

Câu 38: Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?

  • A. Năng lượng ánh sáng       
  • B. Cơ năng          
  • C. Năng lượng nhiệt         
  • D. Năng lượng âm

Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động thì...

  • A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng.
  • C. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm.
  • D. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng. 

Câu 40: Hãy xác định các pha của Mặt Trăng trong tuần Trăng.

  • A. (1) Trăng tròn, (2) Trăng khuyết đầu tháng, (3) Trăng bán nguyệt đầu tháng, (4) Trăng lưỡi liềm đầu tháng, (5) Trăng khuyết cuối tháng, (6) Trăng bán nguyệt cuối tháng, (7) Trăng lưỡi liềm cuối tháng, (8) không Trăng.
  • B. (1) Trăng tròn, (2) Trăng lưỡi liềm đầu tháng, (3) Trăng bán nguyệt đầu tháng, (4) Trăng khuyết đầu tháng, (5) Trăng khuyết cuối tháng, (6) Trăng bán nguyệt cuối tháng, (7) Trăng lưỡi liềm cuối tháng, (8) không Trăng.
  • C. (1) Trăng tròn, (2) Trăng bán nguyệt đầu tháng, (3) Trăng lưỡi liềm đầu tháng, (4) Trăng khuyết đầu tháng, (5) Trăng khuyết cuối tháng, (6) Trăng bán nguyệt cuối tháng, (7) Trăng lưỡi liềm cuối tháng, (8) không Trăng.
  • D. (1) Không Trăng, (2) Trăng lưỡi liềm đầu tháng, (3) Trăng bán nguyệt đầu tháng, (4) Trăng khuyết đầu tháng, (5) Trăng khuyết cuối tháng, (6) Trăng bán nguyệt cuối tháng, (7) Trăng lưỡi liềm cuối tháng, (8) Trăng tròn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ