[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên 6 bài 11: Một số vật liệu thông dụng sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về vật liệu?

  • A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

  • B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …

  • C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau. 

Câu 2: Trong số các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là vật liệu?

  • A. Kim loại.

  • B. Cao su.

  • C. Gỗ tự nhiên.

  • D. Xe đạp. 

Câu 3: Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây?

  • A. Có tính dẫn điện.

  • B. Có tính dẫn nhiệt

  • C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ.

  • D. Cách điện tốt. 

Câu 4: Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?

  • A. Thủy tinh.

  • B. Xi măng.

  • C. Kim loại.

  • D. Cao su.

Câu 5: Vật liệu nào dưới đây, được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững?

  • A. Gỗ tự nhiên.

  • B. Kim loại.

  • C. Đá vôi.

  • D. Gạch không nung. 

Câu 6:  Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R có nghĩa là gì?

  • A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

  • B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
  • C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

  • D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Câu 7: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A. Thủy tinh.                           

  • B. Thép xây dựng.

  • C. Nhôm.                               

  • D. Xi măng. 

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về vật liệu nano?

  • A. Vật liệu nano là vật liệu kích cỡ nanomet.

  • B. Vật liệu nano có nhiều ứng dụng.

  • C. 1nm = 1 phần tỉ của một mét.

  • D. Vật liệu nano là vật liệu kích cỡ milimet

Câu 9: Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu xây dựng mới (vật liệu xanh, thân thiện với môi trường)?

  • A. gạch không nung.

  • B. tấm panen đúc sẵn.

  • C. gạch nung.
  • D. vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng. 

Câu 10: Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?

  • A. Pin máy tính.

  • B. Túi nilon.

  • C. Ống hút làm từ bột gạo.
  • D. Bát nhựa dùng một lần. 

Câu 11: Thế nào là vật liệu?

  • A.Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

  • B.Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...

  • C.Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • D.Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 

Câu 12: Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?

  • A.Vì gang được sản xuất ít hơn thép.

  • B.Vì gang khó sản xuất hơn thép.

  • C.Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.

  • D.Vì gang giòn hơn thép. 

Câu 13: Mô hình 3R có nghĩa là gì?

  • A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

  • B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
  • C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường.

  • D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Xem đáp án

Câu 14: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A.Thuỷ tỉnh.

  • B.Thép xây dựng.

  • C.Nhựa composite.

  • D.Xi măng. 

Câu 15: Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn?

  • A.Tránh bị gỉ sét

  • B.Bảo vệ tránh bị ăn mòn

  • C.Cả 2 đáp án trên đều đúng
  • D.Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 16: Thời gian phân huỷ của vật liệu nhựa như thế nào?

  • A.Vài năm.

  • B.Chục năm

  • C.Hàng trăm năm.
  • D.Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 17: Đâu là giải pháp để giảm tác hại tới mời trường của vật liệu nhựa?

  • A.Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

  • B.Ưu tiên sử dụng các vật dựng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.

  • C.Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.

  • D.Cả 3 đáp án trên đều đúng 

Câu 18: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A.Thủy tinh   

  • B.Gốm

  • C.Kim loại
  • D.Cao su

Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các vật dụng làm từ kim loại?

  • A.chiếc thìa, nồi, chìa khóa.
  • B.nồi, rổ, chai.

  • C.chìa khóa, ốp điện thoại, bàn học.

  • D.muôi nhôm, chìa khóa, gấu bông.

Câu 20: Gỗ có những tính chất nào sau đây?

  • A.mềm dẻo, dẫn điện, trong suốt.

  • B.bền, dễ tạo hình, dễ cháy.
  • C.cứng, dễ uốn, dẫn nhiệt.

  • D.đàn hồi, dễ uốn, dễ cháy.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ