[CTST] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?

  • A. Động năng
  • B. Thế năng
  • C. Hóa năng
  • D. Quang năng

Câu 2: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là:

  • A. Động năng
  • B. Thế năng
  • C. Nhiệt năng
  • D. Quang năng

Câu 3: Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào?

  • A. cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng, …
  • B. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích
  • C. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo
  • D. năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm

Câu 4: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

  • A.Chuyển động.
  • B.Phát sáng.
  • C.Đổi màu.
  • D.Nóng lên.

Câu 5: Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  • A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
  • B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
  • C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
  • D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.  

Câu 6: Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

  • A. nhiệt và ánh sáng
  • B. nhiệt và năng lượng hóa học
  • C. nhiệt và năng lượng âm
  • D. quang năng và năng lượng âm 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng

  • A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
  • B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác
  • C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
  • D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Câu 8: Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?

  • A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh
  • B. Để điều hòa ở mức dưới 200C
  • C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
  • D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh  

Câu 9: Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh: Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ … này sang … khác”.

  • A. vật – vật
  • B. bộ phận – bộ phận
  • C. loại – loại
  • D. chỗ - chỗ 

Câu 10: Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?

  • A. năng lượng ánh sáng
  • B. cơ năng
  • C. năng lượng nhiệt
  • D. năng lượng âm 

Câu 11:Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

  • A. luôn được bảo toàn
  • B. luôn tăng thêm
  • C. luôn bị hao hụt
  • D. tăng giảm liên tục

Câu 12: Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?

  • A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
  • B. Để điều hòa ở mức 260C
  • C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
  • D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.

Câu 13: Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

  • A. thế năng đàn hồi và động năng
  • B. thế năng hấp dẫn và động năng
  • C. nhiệt năng và quang năng
  • D. năng lượng âm và hóa năng  

Câu 14: Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

  • A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.
  • B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.
  • C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.
  • D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động. 

Câu 15: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho

  • A.khả năng sinh công.   
  • B.lực tác động lên vật.
  • C.khối lượng của vật. 
  • D.công mà vật chịu tác động.

Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

  • A.Mũi tên được bắn đi từ cung.
  • B.Nước trên đập cao chảy xuống.
  • C.Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
  • D. Cả ba trường hợp trên

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,...

  • A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng
  • B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng
  • C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
  • D. phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 18: Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?

  • A. động năng sang thế năng và ngược lại
  • B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại
  • C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại
  • D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại  

Câu 19: Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin?

  • A. Cơ năng.
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Hoá năng.
  • D. Quang năng.

Câu 20: Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào?

  • A. nhiệt năng
  • B. quang năng
  • C. động năng
  • D. thế năng 

Câu 21: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng
  • C. Chỉ có động năng và thế năng
  • D. Chỉ có động năng

Câu 22: Hai hòn bi thép A và B giông hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?

  • A.Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.
  • B.Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao cùa B.
  • C.Bật trở lại vị trí ban đầu.
  • D.Nóng lên.

Câu 23: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A. quả bóng bị Trái Đất hút
  • B. quả bóng đã bị biến dạng
  • C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
  • D. một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 24: Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao h = 2 km với vận tốc v = 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao h = 3 km với vận tốc v = 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao? (với lần lượt là cơ năng của máy bay 1 và máy bay 2).

  • A. do h1 < h2, v1 < v2 nên W2 > W1
  • B. do h1 < h2, v1 < v2 nên W2 h2,
  • C. do h1 > h2, v1 < v2 nên W2< h2
  • D. do h1 > h2, v1 > v2 nên W2>W1

Câu 25: Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?

  • A. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
  • B. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
  • C. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ