Trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

  • tuần.
  • ngày.
  • giây.
  • giờ.

Câu 2: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

(5) Thực hiện phép đo thời gian.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

  • (1), (2), (3), (4), (5).
  • (3), (2), (5), (4), (1).
  • (2), (3), (5), (1), (4).
  • (2), (1), (3), (5), (4). 

Câu 3: Cho các vật thể sau: con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ. Những vật thể nào là vật thể tự nhiên?

  • Con dao, quả chanh, xe đạp.
  • Cây cỏ, quả chanh, xe đạp.
  • Núi đồi, xe đạp, cây cỏ.
  • Núi đồi, quả chanh, cây cỏ. 

Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  • Chất khí, không màu.
  • Không mùi, không vị.
  • Tan rất ít trong nước.
  • Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). 

Câu 5: Hãy phân biệt vật thể và chất trong câu sau: Trong quả chanh có nước và citric acid (có vị chua) và một số chất khác.

  • Vật thể: quả chanh; Chất: citric acid.
  • Vật thể: nước; Chất: quả chanh.
  • Vật thể: quả chanh; Chất: nước, citric acid.       
  • Vật thể: nước, citric acid; Chất: quả chanh.

Câu 6: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon diocide, nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • Quan sát màu sắc của hai khí đó.
  • Ngửi mùi 2 khí đó.
  • Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide. 

Câu 7: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguyên liệu nào?

  • Nước.
  • Từ khí carbon dioxide.
  • Từ không khí.
  • Từ thuốc tím (potassium permanganate).

Câu 8: Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây là phù hợp nhất?

  • Phun nước.
  • Dùng cát đổ trùm lên.
  • Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.
  • Dùng chiếc khăn khô đắp vào.

Câu 9: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?

  • Oxygen.
  • Hydrogen.
  • Nitrogen.
  • Carbon dioxide.
Câu 10: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
  • Oxygen.
  • Hydrogen.
  • Carbon dioxide.
  • Nitrogen. 

Câu 11: Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

  • Điện gió.
  • Điện mặt trời.
  • Nhiệt điện.
  • Thủy điện.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường?

  • Không khí có mùi khó chịu.
  • Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.
  • Mưa axit, bầu trời bị sương mù cả ban ngày.
  • Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá. 

Câu 13: Mô hình 3R có nghĩa là gì?

  • Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
  • Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
  • Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng vật liệu chất liệu ca, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Câu 14: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • Thủy tinh.
  • Thép xây dựng.
  • Nhựa composite
  • Xi măng.

Câu 15: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

  • Than đá.      
  • Dầu mỏ.
  • Khí tự nhiên.
  • Ethanol.

Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Gỗ vừa là …. để làm nhà, vừa là …. sản xuất giấy, vừa là …. để đun nấu”.

  • Nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu.
  • Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
  • Nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu.
  • Vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.

Câu 17: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

  • Lúa gạo.
  • Ngô.
  • Mía.
  • Lúa mì.

Câu 18: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

  • Gạo.
  • Rau xanh.
  • Thịt.
  • Gạo và rau xanh.

Câu 19: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

  • Carbohydrate (chất đường, bột).
  • Protein (chất đạm).
  • Lipid (chất béo).
  • Vitamin.

Câu 20: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

  • tính chất của chất.
  • thể của chất.
  • mùi vị của chất.
  • số chất tạo nên.

Câu 21: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  • Hỗn hợp nước đường.
  • Hỗn hợp nước muối.
  • Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
  • Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 22: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng tại phân tán vào nhau thì gọi là

  • dung dịch.
  • huyền phù.
  • nhũ tương.
  • chất tinh khiết.

Câu 23: Hình ảnh dưới đây minh họa cho trạng thái nào của hỗn hợp?

  • Dung dịch.
  • Huyền phù.
  • Nhũ tương.
  • Hỗn hợp đồng nhất.

Câu 24: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  • Lọc.
  • Dùng máy li tâm.
  • Chiết.
  • Cô cạn.

Câu 25: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  • Lọc.
  • Dùng máy li tâm.
  • Chiết.
  • Cô cạn.

Câu 26: Người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên được gọi là gì?

  • Nhà sinh học
  • Kỹ thuật viên
  • Kỹ sư
  • Nhà khoa học 

Câu 27: Muốn quan sát tế bào quả cà chua, ta dùng dụng cụ nào?

  • Kính lúp.
  • Kính hiển vi.
  • Kính râm.
  • Kính cận. 

Câu 28: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?

  • Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
  • Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
  • Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị.

Câu 29: Kí hiệu trong hình bên thể hiện điều gì?

  • Chất gây nổ.
  • Hoá chất độc hại.
  • Chất dễ cháy.
  • Chất độc sinh học. 

Câu 30: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì chúng ta cần phải làm gì đầu tiên?

  • Đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Cởi bỏ ngay quần áo, rửa ngay vùng da tiếp xúc hoá chất với nước sạch.
  • Hô hấp nhân tạo.
  • Lấy băng gạc băng bó vào vùng da tiếp xúc với hoá chất 

Câu 31: Một bình chia độ đang có sẵn 200ml nước. Thả chìm hoàn toàn một viên đá vào bình thì mực nước mới trong bình là 335 ml. Thể tích của viên đá là bao nhiêu?

  • 100ml
  • 35ml
  • 235ml
  • 135ml 

Câu 32: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là gì?

  • Centimet.
  • Tạ.
  • Kilogam.
  • Tấn. 

Câu 33: Dụng cụ nào sau đây không được dùng để đo chiều dài?

  • Cân đồng hồ.
  • Thước kẹp.
  • Thước kẻ.
  • Thước dây. 

Câu 34: Trong thang nhiệt độ xen-xi-ớt (celsius), nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?

  • 100ºC
  • 0ºC
  • 50ºC
  • 80ºC
Câu 35: Độ chia nhỏ nhất của thước là:
  • giá trị cuối cùng trên thước.
  • con số đầu tiên ghi trên thước.
  • chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
  • chiều dài giữa vạch đầu tiên và vạch cuối cùng trên thước 

Câu 36: Một hộp sữa có ghi 1000g. Con số này cho biết điều gì?

  • Khối lượng sữa trong hộp.
  • Thể tích sữa trong hộp.
  • Khối lượng của cả vỏ hộp và sữa trong hộp.
  • Thể tích của cả hộp sữa. 

Câu 37: Việc làm nào có thể bảo đảm an toàn khi sử dụng xăng?

  • Vận chuyển xăng trong các thiết bị chuyên dụng.
  • Để xăng gần nguồn nhiệt.
  • Sử dụng điện thoại tại các trạm xăng.
  • Lưu trữ xăng trong các chai nhựa để tiện sử dụng. 

Câu 38: Vật liệu nào sau đây có tính trong suốt?

  • thủy tinh
  • gỗ
  • kim loại
  • gốm

Câu 39: Cho các nhiên liệu: than đá, xăng, dầu, gỗ, gas. Các nhiên liệu lỏng là:

  • gas, gỗ
  • xăng, dầu
  • gỗ, than đá
  • xăng, gas

Câu 40: Việc làm nào dưới đây nên thực hiện khi sử dụng các đồ bằng gỗ?

  • Đặt các vật sắc nhọn lên bề mặt
  • Cho tiếp xúc nhiều với nước
  • Để trong môi trường khô thoáng
  • Dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ