Câu 1: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề măt của chất lỏng không có đặc điểm?
- A. Có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
- B. Vuông góc với đoạn đường đó.
- C.Có độ lớn tỉ lệ với độ dài đoạn đường.
-
D. Có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
Câu 2: Nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù là vì
- A. Hạt mưa quá to.
- B. Sợi vải thấm nước.
- C. Sợi vải không thấm nước.
-
D. Tác dụng của lực căng bề mặt.
Câu 3: Hệ số căng bề mặt chất lỏng không có đặc điểm?
-
A. Tăng lên khi nhiệt độ tăng.
- B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Có đơn vị đo là N/m.
- D. Giảm khi nhiệt độ tăng.
Câu 4: Khi giặt quần áo người ta dùng nước xà phòng
- A. Là vì bụi trong quần áo sẽ bám vào xà phòng.
-
B. Để làm giảm lực căng bề mặt của nước và nước dễ bám vào các sợi vải.
- C. Vì xà phòng trơn nên dễ giặt hơn và tay đỡ bị trầy xước.
- D. Bụi sẽ bị các bọt xà phòng hút ra ngoài.
Câu 5: Một chiếc vòng nhôm có bề dày không đáng kể, có đường kính 20 cm được treo bởi một lực kế sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Cho hệ số lực căng bởi bề mặt của nước là 73.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên vòng nhôm có độ lớn gần đúng bằng?
- A. 0,055 N.
- B. 0,045 N.
-
C. 0,090 N.
- D. 0,040 N.
Câu 6: Suất căng mặt ngoài
- A. Phụ thuộc vào hình dạng bề mặt chất lỏng.
- B. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
-
D. Phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Câu 7: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình vuông có chu vi là 320 mm. Cho hệ số căng bề mặt cảu nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh khung dây có độ lớn là?
- A. 4,5 mN.
- B. 3,5 mN.
- C. 3,2 mN.
-
D. 6,4 mN.
Câu 8: Nước không bị dính ướt với
- A. Cát.
- B. Bụi đất.
-
C. Thiếc.
- D. Thủy ngân.
Câu 9: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây AB dài 10 cm có thể trượt không ma sát trên khung, nằm cân bằng (Hình 37.1). Cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Khối lượng của đoạn dây AB là?
- A. 0,5 g.
-
B. 0,8 g.
- C. 0,6 g.
- D. 0,4 g.
Câu 10: Chọn ý sai. Hạt dưới đây bị dính ướt với dầu
- A. Đồng.
- B. Kẽm.
- C. Nhôm.
-
D. Cát.
Câu 11: Một ống nhỏ giọt đựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính ướt hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,45 mm. Hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Trọng lượng lớn nhất của giọt nước khi rơi khỏi miệng ống gần đúng là?
-
A. 0,10 mN.
- B. 0,15 mN.
- C. 0,20 mN.
- D. 0,25 mN.
Câu 12: Chọn ý sai. Dùng các ống thủy tinh khác nhau nhúng vào chất lỏng. Độ cao mực chất lỏng trong các ống phụ thuộc vào
- A. Đường kính trong nhỏ của các ống.
- B. Khối lượng riêng của chất lỏng.
- C. Bản chất của chất lỏng.
-
D. Chiều cao của ống.
Câu 13: Một chiếc vòng nhôm có trọng lượng P = 62,8.10-3N đặt thẳng đứng sao cho đáy của nó tiếp xúc với mặt nước. Cho đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt là 46 mm và 48 mm; hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Kéo vòng nhôm bằng một lực F thẳng đứng lên trên, để kéo được vòng nhôm rời khỏi mặt nước thì độ lớn của lực F phải lớn hơn giá trị nhỏ nhất là?
- A. 74,11 mN.
- B. 86,94 mN.
-
C. 84,05 mN.
- D. 73,65 mN.
Câu 14: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong 1 mm vào trong nước, cột nước dâng lên trong ống cao hơn so với bên ngoài ống là 32,6 mm. Hệ số căng mặt ngoài của nước là
- A. 70,2.103N/m.
- B. 75,2.10-3N/m.
- C. 79,6.103N/m.
-
D. 81,5.10-3N/m.
Câu 15: Một lượng nước ở trong ống nhỏ giọt ở 20oC chảy qua miệng ống tạo thành 49 giọt. Cũng lượng nước và ống nhỏ giọt trên nhưng ở 40oC, nước chảy qua miệng ống được 51 giọt. Bỏ rqua sự dãn nở vì nhiệt; hệ số căng mặt ngoài của nước ở 20oC là 72.10-3N/m. Hệ số căng bề mặt của nước ở 40oC là?
- A. 69.10-3N/m.
- B. 75.10-3N/m.
- C. 75,12.10-3N/m.
-
D. 69,18.10-3N/m.
Câu 16: Một khối gỗ hình trụ có khối lượng 20 g đặt nổi trên mặt nước, trục của khối gỗ nằm thẳng đứng. Đường kính tiết diện của khối gỗ d =10 mm; nước dings ướt hoàn toàn gỗ. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hệ số căng bề mặt của nước là 0,072 N/m; lấy g = 9,8 m/s2. Độ ngập của khối gỗ trong nước là?
- A. 24 cm.
-
B. 26 cm.
- C. 23 cm.
- D. 20 cm.
Câu 17: Một ống thủy tinh thẳng dài, có tiết diện nhỏ, bên trong chứa nước. Biết nước dính ướt thủy tinh. Dựng ống sao cho ống lệch so với phương thẳng đứng góc 10o. Mặt thoáng của nước bên trong ống có dạng?
- A. Mặt phẳng nằm ngang.
- B. Mặt khum lồi.
-
C. Mặt khum lõm.
- D. Mặt phẳng nghiêng 80o.