Câu 1: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
- A. Động năng của vật không đổi.
- B. Thế năng của vật không đổi.
-
C. Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
- D. Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 2: Chọn phát biểu sai.
- A. Cơ năng của vật bảo toàn khi vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-
B. Định luật bảo toàn cơ năng nghiệm đúng với mọi vật khi chuyển động.
- C. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.
- D. Công của lực cản, lực ma sát.... sẽ bằng độ biến thiên của cơ năng.
Câu 3: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên?
- A. Động năng tăng, thế năng tăng.
-
B. Động năng tăng, thế năng giảm.
- C. Động năng không đổi, thế năng giảm.
- D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 4: Khi một vật rơi trong không khí thì
- A. Cơ năng của vật được bảo toàn.
- B. Thế năng của vật chỉ chuyển hóa thành động năng.
-
C. Công trọng lực của vật thực hiện công dương.
- D. Tốc độ của vật khi chạm đất tỉ lệ với độ cao vật rơi.
Câu 5: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng?
-
A. Động năng đạt giá trị cực đại.
- B. Thế năng đạt giá trị cực đại.
- C. Cơ năng bằng không.
- D. Thế năng bằng động năng.
Câu 6: Một vật có khối lượng 200 g được ném lên với vận tốc 5 m/s từ độ cao h = 3 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Cơ năng của vật bằng
- A. 2,5 J.
-
B. 8,5 J.
- C. 6 J.
- D. 5,5 J.
Câu 7: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát?
- A. Cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
- B. Độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
-
C. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
- D. Độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 8: Một vật có khối lượng 1 kg được thả rơi tự do ở độ cao 40 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Cơ năng của vật bằng
- A. 250 J.
- B. 500 J.
- C. 200 J.
-
D. 400 J.
Câu 9: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằn hai lần thế năng là?
- A. 1,5 m.
- B. 1,2 m.
- C. 2,4 m.
-
D. 1,0 m.
Câu 10: Một con lắc đơn gồm một quả cầu nặng 120 g treo vào đầu dây dài l = 80 cm. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua ma sát. Góc lệch cực đại của con lắc là $\alpha_{m}=60^{o}$. Cơ năng của con lắc bằng
- A. 960 mJ.
-
B. 480 mJ.
- C. 480 J.
- D. 960 J.
Câu 11: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Tốc độ của vật khi có động năng bằng thế năng là?
-
A. 2√2 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. √2 m/s.
- D. 1 m/s.
Câu 12: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng?
- A. 4,5 J.
- B. 12 J.
- C. 24 J.
-
D. 22 J.
Câu 13: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là?
- A. 10√2 m/s.
-
B. 20 m/s.
- C. √2 m/s.
- D. 40 m/s.
Câu 14: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc 30o và có độ lớn là 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi lực cản. Độ cao cực đại của vật đạt tới là?
- A. 0,8 m.
- B. 1,5 m.
-
C. 0,2 m.
- D. 0,5 m.
Câu 15: Một vật ném được thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m. Khi chạm đất vật nảy trở lên với độ cao 7 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm đất và sức cản môi trường. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng?
-
A. 2√10 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. 5 m/s.
- D. 5 m/s.
Câu 16: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Khi đi được $\frac{2}{3}$ quãng đường theo mặt phẳng nghiêng tì tỉ số động năng và thế năng của vật bằng?
- A. $\frac{2}{3}$.
- B. $\frac{3}{2}$.
-
C. 2.
- D. $\frac{1}{2}$.
Câu 17: Một vật khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A cao 20 m cảu một cái dốc xuống đến chân dốc. Vận tốc của vật tại chân dốc là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn công của lực ma sát tác dụng lên vật khi vật trượt hết dốc?
-
A. 87,5 J.
- B. 25,0 J.
- C. 112,5 J.
- D. 100 J.
Câu 18: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2 m, nghiêng góc 30o so với phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là?
- A. 2,478 m/s.
-
B. 4,066 m/s.
- C. 4,472 m/s.
- D. 3,505 m/s.
Câu 19: Một viên bi thép có khối lượng 100 g được bắn thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m với vận tốc ban đầu 5 m/s. Khi dừng lại viên bi ở sâu dưới mặt đất một khoảng 10 cm. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Lực tác dụng trung bình của đất lên viên bi là?
- A. 67,7 N.
- B. 75,0 N.
- C. 78,3 N.
-
D. 62,5 N.
Câu 20: Một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài 2 m. Giữ cố định đầu trên của sợi dây, ban đầu kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 60o rồi truyền cho vật vận tốc bằng 2 m/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản môi trường, lấy g = 10 m/s2. Độ lớn vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là?
- A. 3√2 m/s.
- B. 3√3 m/s.
-
C. 2√6 m/s.
- D. 2√5 m/s.