Câu 1: Các lực cân bằng là các lực
- A. Bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau.
- B. Đồng thời tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật.
- C. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
-
D. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào một vật.
Câu 2: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu sau đây là sai?
- A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
- C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
-
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 3: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?
- A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.
- B. Vật có khối lượng lớn hay bé.
- C. Tương tác giữa vật này lên vật khác.
-
D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.
Câu 4: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
- A. $F=F_{1}^{2} + F_{2}^{2}$
-
B. $\left | F_{1}-F_{2} \right |\leq F\leq F_{1}+F_{2}$
- C. $F=F_{1}+F_{2}$
- D. $F=\sqrt{F_{1}^{2} + F_{2}^{2}}$
Câu 5: Hai lực thành phần $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ có độ lớn $F_{1} = 50 N$ và $F_{2} = 35 N$ đồng quy hợp với nhau một góc $180^{o}$ thì hợp lực của chúng có độ lớn bằng
-
A. 15 N.
- B. 85 N.
- C. 7,5 N.
- D. 42,5 N.
Câu 6: Hai lực đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha$, hợp lực của hai lực này có độ lớn là
- A. $F=F_{1}^{2} + F_{2}^{2}$
- B. C. $F=F_{1}-F_{2}$
- C. $F=\sqrt{F_{1} + F_{2}}$
-
D. $F=\sqrt{F_{1}^{2} + F_{2}^{2}+2F_{1}F_{2}cos\alpha}$
Câu 7: Cho hai lực đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ có độ lớn bằng 16 N và 14 N. Độ lớn hợp lực F của chúng không thể bằng
- A. 5 N.
- B. 20 N.
- C. 30 N.
-
A. 1 N.
Câu 8: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ thì vectơ vận tốc của chất điểm
- A. Cùng phương, cùng chiều với lực $\overrightarrow{F_{2}}$.
- B. Cùng phương, cùng chiều với lực $\overrightarrow{F_{1}}$.
-
C. Cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$.
- D. Cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$.
Câu 9: Chọn phát biểu sai?
- A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
- B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
-
C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
- D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Câu 10: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là?
- A. 10 N.
-
B. 20 N.
- C. 30 N.
- D. 40 N.
Câu 11: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?
- A. 7 N.
-
B. 5 N.
- C. 1 N.
- D. 12 N.
Câu 12: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 10N, có $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=60^{o}$. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:
-
A. 17,3 N.
- B. 20 N.
- C. 14,1 N.
- D. 10 N.
Câu 13: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?
- A. 7 N.
- B. 13 N.
- C. 20 N.
-
D. 22 N.
Câu 14: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là?
-
A. 90o.
- B. 30o.
- C. 45o.
- D. 60o.
Câu 15: Trọng lực $\overrightarrow{P}$ tác dụng vào vật nằm trên mặt phẳng dốc nghiêng như hình vẽ. Phân tích $\overrightarrow{P} = \overrightarrow{P_{t}}+\overrightarrow{P_{n}}$. Kết luận nào sau đây là sai?
- A. $P_{t}=Psin\alpha$.
- B. $\overrightarrow{P_{t}}$ có tác dụng kéo vật xuống dốc.
- C. $\overrightarrow{P_{n}}$ có tác dụng kéo vật xuống dốc.
-
D. $\overrightarrow{P_{t}}$ luôn đóng vai trò lực kéo vật xuống dốc.
Câu 16: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng, đồng quy, có cùng độ lớn 15N. Biết góc tạo bởi các lực $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=(\overrightarrow{F_{2}},\overrightarrow{F_{3}})=60^{o}$. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là:
-
A. 30 N.
- B. 20 N.
- C. 15 N.
- D. 45 N.
Câu 17: Cho ba lực đồng phẳng, đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}}, \overrightarrow{F_{3}}$ có độ lớn lần lượt là 16N,12N và 12N. Góc tạo bởi các lực $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=30^{o}$ và $(\overrightarrow{F_{2}},\overrightarrow{F_{3}})=120^{o}$. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là:
- A. 27,62 N.
- B. 10 N.
- C. 16 N.
-
D. 20 N.
Câu 18: Cho ba lực đồng quy có cùng độ lớn F và cùng nằm trong một mặt phẳng. Biết góc tạo bởi các lực $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=(\overrightarrow{F_{2}},\overrightarrow{F_{3}})=120^{o}$. Hợp lực của chúng bằng
-
A. 0.
- B. F.
- C. 2F.
- D. 3F.
Câu 19: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?
- A. 28 N.
-
B. 20 N.
- C. 4 N.
- D. 26,4 N.
Câu 20: Một lực có độ lớn 12 N được phân tích thành hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$. Biết các lực tạo với nhau một góc $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=150^{o}$ và $F_{2}$ có giá trị lớn nhất. Độ lớn của các lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ lần lượt là
-
A. $8\sqrt{3} N$ và $24 N$
- B. $8\sqrt{3} N$ và $4\sqrt{3} N$
- C. $4\sqrt{3} N$ và $8\sqrt{3} N$
- D. $4\sqrt{3} N$ và $24 N$