- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Các trường hợp bằng nhau đã biết của hai tam giác vuông
- Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau(theo trường hợp (c.g.c)
- Nếu một cạnh của tam giác vuông này và một góc nhọn kề cạnh ấy bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g.c.g)
- Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g.c.g)
2. Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền mà một cạnh góc vuông
- Nếu cạnh huyền và môt cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 63 : Trang 136 - sgk toán 7 tập 1
Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC(H thuộc BC). Chứng minh rằng:
a) HB = HC;
b) \(\widehat{BAH}\) = \(\widehat{CAH}\)
Xem lời giải
Câu 64 : Trang 136 - sgk toán 7 tập 1
Các tam giác vuông ABC và AEF có \(\widehat{A}\) = \(\widehat{D}\) = 900, AC = DF. Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau để ∆ABC = ∆DEF.
Xem lời giải
Câu 65 : Trang 137 - sgk toán 7 tập 1
Các tam giác ABC cân tại A (\(\widehat{A}\) < 900). Vẽ BH ⊥ A (H thuộc AC), CK ⊥ AB (K thuộc AB)
a) Chứng minh rằng AH = AK.
b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng tia AI là tia phân giác của góc A.