A. Tổng hợp kiến thức
I. Lũy thừa của một tích
Ví dụ : Tính :
$(2.\frac{1}{3})^{3}=?$
Hướng dẫn giải :
Áp dụng công thức lũy thừa của một tích , ta có :
$(2.\frac{1}{3})^{3}=2^{3}.(\frac{1}{3})^{3}=8.\frac{1}{27}=\frac{8}{27}$
II. Lũy thừa của một thương
Ví dụ: Tính :
$(\frac{2}{3})^{2}=?$
Hướng dẫn giải :
Áp dụng công thức lũy thừa của một thương , ta có :
$(\frac{2}{3})^{2}=\frac{2^{2}}{3^{2}}=\frac{4}{9}$
B. Bài tập & Lời giải
Câu 34: Trang 22 - sgk toán 7 tập 1
Trong vở bài tập của bạn Dũng có bài làm sau:
a. $(-5)^{2}.(-5)^{3}=(-5)^{6}$
b. $(0,75)^{3}:0,75=(0,75)^{2}$
c. $(0,2)^{10}:(0,2)^{5}=(0,2)^{2}$
d. $\left [ (-\frac{1}{7})^{2} \right ]^{4}=(-\frac{1}{7})^{6}$
e. $\frac{50^{3}}{125}=\frac{50^{3}}{5^{3}}=(\frac{50}{5})^{3}=10^{3}=1000$
f. $\frac{8^{10}}{4^{8}}=(\frac{8}{4})^{10-8}=2^{2}$
Xem lời giải
Câu 35: Trang 22 - sgk toán 7 tập 1
Ta thừa nhận tính chất sau đây: " Với $a\neq 0;a\neq \pm 1$ , nếu $a^{m}=a^{n}$ thì m = n ".
Dựa vào tính chất này, hãy tìm các số tự nhiên m và n, biết :
a. $(\frac{1}{2})^{m}=\frac{1}{32}$
b. $\frac{343}{125}=(\frac{7}{5})^{n}$
Xem lời giải
Câu 36: trang 22 - sgk toán 7 tập 1
Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thửa của một số hữu tỉ:
Xem lời giải
Câu 37: trang 22- sgk toán 7 tập 1
Tìm giá trị của biểu thức sau :
a. $\frac{4^{2}.4^{3}}{2^{10}}$
b. $\frac{(0,6^{5})}{(0,2)^{6}}$
c. $\frac{2^{7}.9^{3}}{6^{5}.8^{2}}$
d. $\frac{6^{3}+3.6^{2}+3^{3}}{-13}$
Xem lời giải
Câu 38: trang 22- sgk toán 7 tập 1
a) Viết các số $2^{27}$ và $3^{18}$ dưới dạng các lũy thừa có số mũ là 9.
b) Trong hai số $2^{27}$ và $3^{18}$, số nào lớn hơn ?
Xem lời giải
Câu 39: trang 23- sgk toán 7 tập 1
Cho $x\in Q,x\neq 0$. Viết $x^{10}$ dưới dạng :
a) Tích của hai lũy thừa trong đó có một thừa số là $x^{7}$.
b) Lũy thừa của $x^{2}$.
c) Thương của hai lũy thừa trong đó số bị chia là $x^{12}$ .
Xem lời giải
Câu 40: trang 23 - sgk toán 7 tập 1
Tính :
a. $(\frac{3}{7}+\frac{1}{2})^{2}$
b. $(\frac{3}{4}-\frac{5}{6})^{2}$
c. $\frac{5^{4}.20^{4}}{25^{5}.4^{5}}$
d. $(\frac{-10}{3})^{5}.(\frac{-6}{5})^{4}$
Xem lời giải
Câu 41: trang 23 - sgk toán 7 tập 1
Tính :
a. $(1+\frac{2}{3}-\frac{1}{4}).(\frac{4}{5}-\frac{3}{4})^{2}$
b. $2:(\frac{1}{2}-\frac{2}{3})^{3}$
Xem lời giải
Câu 42: trang 23 - sgk toán 7 tập 1
Tìm số tự nhiên n, biết :
a. $\frac{16}{2^{n}}=2$
b. $\frac{(-3)^{n}}{81}=-27$
c. $8^{n}:2^{n}=4$