Câu 1: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?
- A. Nguyễn Tri Phương.
-
B. Hoàng Diệu.
- C. Nguyễn Lân.
- D. Hoàng Kế Viên.
Câu 2: Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?
-
A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882.
- B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.
- C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.
- D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.
Câu 3: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?
-
A. Viên Chưởng Cơ
- B. Phạm Văn Nghị
- C. Nguyễn Mậu Kiến
- D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
- A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
- C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
-
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 5: “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
- B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
-
C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
- D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc.
Câu 6: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- A. Cho quân tiếp viện.
- B. Cầu cứu nhà Thanh.
-
C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
- D. Thương thuyết với Pháp.
Câu 7: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
- A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
- B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
- C. Pháp được tăng viện binh.
-
D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 8: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
- A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
- B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
-
C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
- D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 9: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?
-
A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
- B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
- C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
- D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
Câu 10: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874.
-
B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.
- C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.
- D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.
Câu 11: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
- A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
-
B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
- C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
- D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 12: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?
- A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình.
- B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định,
- C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.
-
D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
Câu 13: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
- C. Hiệp ước Hác - măng (1883)
-
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 14: Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
- A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
- B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
-
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
- D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 15: Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
-
A. Sáng ngày 20-11-1873.
- B. Trưa ngày 20-11-1873.
- C. nối ngày 20-11-1873.
- D. Đêm ngày 20-11-1873.
Câu 16: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
-
A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
- B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
- C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
- D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 17: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- A. Vơ vét tiền của nhân dân
-
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
- C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
- D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 18: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
- A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
- B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
-
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
- D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 19: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?
-
A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
- B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
- C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.
- D. Xuất bản báo chí nhằm tiến hành mục đích xâm lược.
Câu 20: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
-
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
- B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.