Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Mở ra một con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam  
  • B. Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam  
  • C. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng  
  • D. Khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH ở Việt Nam

Câu 2: Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng

  • A. vô sản  
  • B. giải phóng dân tộc  
  • C. dân chủ tư sản kiểu mới  
  • D. xã hội chủ nghĩa

Câu 3: Thành quả lớn nhất của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là

  • A. Lật đổ được chế độ chuyên chế Nga hoàng  
  • B. Lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản  
  • C. Thiết lập được hai chính quyền song song  
  • D. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

  • A. Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền  
  • B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga  
  • C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa  
  • D. Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Câu 5: Đâu không phải mâu thuẫn tồn tại trong lòng đế quốc Nga đầu thế kỉ XX?

  • A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến  
  • B. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản  
  • C. Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa  
  • D. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản

Câu 6: Nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng năm 1917 không xuất phát từ lý do nào sau đây?

  • A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.  
  • B. Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.  
  • C. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.  
  • D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.

Câu 7: Yếu tố nào đã khiến tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị ở Nga đầu thế kỉ XX trở nên trầm trọng?

  • A. Chính sách thống trị phản động của Nga hoàng  
  • B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao  
  • C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại  
  • D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga

Câu 8: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?

  • A. Đảng Bôn-sê-vích  
  • B. Đảng Men-sê-vích  
  • C. Đảng cộng sản Nga  
  • D. Đảng công nhân xã hội Nga

Câu 9: Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?

  • A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.  
  • B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ  
  • C. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi  
  • D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước

Câu 10: Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh đế quốc của nước Nga?

  • A. Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc
  • B. Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc
  • C. Thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc
  • D. Phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc

Câu 11: Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

  • A. Chính quyền phong kiến và tư sản cùng tồn tại  
  • B. Chính phủ tư sản và công nhân cùng tồn tại  
  • C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính cùng tồn tại  
  • D. Chính quyền công nhân và nông dân cùng tồn tại

Câu 12: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?

  • A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố  
  • B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng  
  • C. Cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat  
  • D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị

Câu 13: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

  • A. Quân chủ lập hiến  
  • B. Quân chủ chuyên chế  
  • C. Cộng hòa tổng thống  
  • D. Cộng hòa đại nghị

Câu 14: Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước từ năm nào?

  • A. 1922.
  • B. 1921.
  • C. 1924.
  • D. 1920.

Câu 15: Đâu không phải tác động của "Chính sách kinh tế mới" đối với nước Nga?

  • A. Sản lượng công - nông nghiệp (1925) đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
  • B. Các ngành kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng.
  • C. Có tiềm lực kinh tế - quân sự tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 16: Tại sao Liên Xô phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng?

  • A. Thúc đẩy công nghiệp nhẹ, công nghiệp và củng cố quốc phòng.
  • B. Đây là bước khởi đầu của công nghiệp hóa.
  • C. Trang bị máy móc cho tất cả các ngành.
  • D. Hỗ trợ cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 17: "Chính sách kinh tế mới" đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thuế lương thực nộp 

  • A. hàng tháng.
  • B. hiện vật.
  • C. công lao động.
  • D. thuế.

Câu 18: Nội dung của "Chính sách kinh tế mới" về công nghiệp ở Liên Xô là gì?

  • A. Quốc hữu hóa những xí nghiệp tư nhân.
  • B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh.
  • C. Cho phép tư nhân được mở những xí nghiệp nhỏ.
  • D. Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

Câu 19: Nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với mục tiêu

  • A. làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.
  • B. đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.
  • C. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
  • D. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã h

Câu 20: Liên Xô thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển

  • A. khoa học - kĩ thuật.
  • B. công nghiệp nhẹ.
  • C. công nghiệp nặng.
  • D. hàng tiêu dùng.

Câu 21: Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô xếp thứ mấy trên thế giới?

  • A. Ba.
  • B. Hai.
  • C. Nhất.
  • D. Tư.

Câu 22: Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước Nga thực hiện chính sách

  • A. kinh tế mới.
  • B. quốc phòng toàn dân.
  • C. tổng động viên.
  • D. cộng sản thời chiến.

Câu 23: Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Liên Xô trong lĩnh vực nông nghiệp là 

  • A. tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
  • B. tiến hành công nghiệp hóa.
  • C. đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
  • D. thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

Câu 24: Việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến được thay đổi như thế nào trong chính sách kinh tế mới?

  • A. Trả hết toàn bộ nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
  • B. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lý.
  • C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
  • D. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).

Câu 25: Đâu nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?

  • A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.
  • B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
  • C. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
  • D. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.