Câu 1: Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?
- A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
- B. Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc
-
C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để
- D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Câu 2: Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?
- A. Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa
- B. Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương
- C. Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại
-
D. Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.
- B. Sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản
- C. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
-
D. Chính sách tăng cường khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả gì đối với nền hòa bình thế giới?
- A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản
- B. Phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao
- C. Đào sâu khoảng cách giữa các nước tư bản
-
D. Chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước châu Á có đặc điểm gì?
- A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
-
B. Dần trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- C. Lãnh đạo cách mạng giành được thắng lợi ở nhiều nước.
- D. Giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào cách mạng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XX?
- A. Làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập Liên Xô của các nước đế quốc.
- B. Tạo tiềm lực để Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít.
- C. Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp.
-
D. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 7: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến con đường đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới?
- A. Khẳng định độc lập dân tộc chỉ có thể gắn với chủ nghĩa xã hội.
- B. Mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh mới.
-
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh ở các nước thuộc địa.
- D. Đưa giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng ở thuộc địa.
Câu 8: Tại sao có thể khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga 1917 còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?
- A. Giải phóng cho giai cấp nông dân.
- B. Giải quyết vấn đề thị trường dân tộc.
-
C. Giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
- D. Đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
-
B. Chính sách tăng cường khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- C. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
- D. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
Câu 10: Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?
- A. Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa.
-
B. Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới - trật tự hai cực I-an-ta.
- C. Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- D. Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
Câu 11: Đối với nước Nga, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng
-
A. vô sản.
- B. giải phóng dân tộc.
- C. dân chủ tư sản kiểu cũ.
- D. dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 - 1929 là
- A. kinh tế phát triển, xen lẫn suy thoái, khủng hoảng.
- B. khủng hoảng về kinh tế, bất ổn về chính trị.
- C. khủng hoảng kinh tế kéo dài kéo theo khủng hoảng chính trị.
-
D. kinh tế phát triển, chính trị ổn định.
Câu 13: Cuộc cách mạng được đánh giá là sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong cao trào cách mạng ở châu Âu những năm 1918 - 1923 là cách mạng
-
A. dân chủ tư sản Đức (11/1918).
- B. Tiệp Khắc (5/1919).
- C. dân chủ tư sản ở Pháp (6/1919).
- D. Hung-ga-ri (3/1919).
Câu 14: Phong trào Ngữ tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?
- A. Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
- B. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
-
C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
- D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 15: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 tác động như thế nào đến nền hòa bình thế giới?
-
A. Chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần.
- B. Đào sâu khoảng cách giữa các nước tư bản.
- C. Phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao.
- D. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản.
Câu 16: Tổ chức quốc tế đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XX là
- A. Mặt trận nhân dân chống phát xít.
- B. Đảng Cộng sản.
- C. Quốc tế thứ hai.
-
D. Quốc tế cộng sản.
Câu 17: Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực?
- A. Cách mạng tháng Hai 1917.
-
B. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- C. Công xã Pa-ri.
- D. Cách mạng Nga 1905 - 1907.
Câu 18: Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc cách mạng nào ở Nga?
- A. Cách mạng tháng Mười.
- B. Cuộc chiến đấu chống phát xít Đức.
- C. Cách mạng nông nô.
-
D. Cách mạng tháng Hai.
Câu 19: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng
- A. dân chủ tư sản.
- B. cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. dân chủ tư sản kiểu mới.
-
D. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 20: Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kì
- A. bảo vệ chính quyền Xô viết.
-
B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- C. xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước mới.
- D. đấu tranh chống phát xít Đức xâm lược.
Câu 21: Tổ chức quốc tế nào ra đời trong khoảng thời gian 1918 - 1923, khi cao trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ?
- A. Quốc tế thứ hai.
- B. Liên hợp quốc.
- C. Quốc tế thứ nhất.
-
D. Quốc tế thứ ba.
Câu 22: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước nào?
-
A. Mĩ.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Anh.
Câu 23: Phong trào Ngũ tứ năm 1919 diễn ra ở nước nào?
- A. Ấn Độ.
- B. Nhật Bản.
- C. Việt Nam.
-
D. Trung Quốc.
Câu 24: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra đầu tiên ở mặt trận nào?
-
A. Mặt trận Tây Âu.
- B. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.
- C. Mặt trận Bắc Phi.
- D. Mặt trận Xô - Đức.
Câu 25: Ý nào không phải nội dung của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)?
- A. Chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
- C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở các nước tư bản.
- D. Cuộc cách mạng tư sản Pháp.