Câu 1: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
-
B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến
- C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế
- D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
Câu 2: Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- A. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất.
- B. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất.
-
C. Lãnh đạo tiên tiến nhất.
- D. Thời gian diễn ra dài nhất.
Câu 3: Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- A. Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại.
-
B. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh.
- C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc.
- D. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm.
Câu 4: Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896) đã chứng tỏ
- A. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
- B. văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
-
D. chế độ phong kiến đã lỗi thời, không đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc.
Câu 5: Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần vương?
- A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
- B. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
- C. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
-
D. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
Câu 6: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước
-
A. đứng trên lập trường phong kiến.
- B. theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- C. theo khuynh hướng vô sản.
- D. của các tầng lớp nông dân.
Câu 7: Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?
- A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua.
- B. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi.
-
C. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- D. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ.
Câu 8: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?
-
A. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- B. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- C. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam.
- D. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh.
Câu 9: Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?
- A. Bổ sung lực lượng quân sự.
- B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.
- C. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).
-
D. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh.
Câu 10: Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
-
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến.
- B. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.
- C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế.
- D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi.
Câu 11: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
- A. đánh chiếm kinh thành Huế.
-
B. Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
- C. chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
- D. đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 12: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
-
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương cả nước.
- B. Toàn thể quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- C. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- D. Toàn bộ quan lại trong triều đình.
Câu 13: Phong trào Cần vương được chia thành mấy giai đoạn?
- A. Một.
- B. Ba.
- C. Bốn.
-
D. Hai.
Câu 14: Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì?
- A. Yêu cầu toàn bộ triều đình phải chống giặc Pháp.
- B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên kháng chiến.
-
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- D. Yêu cầu toàn bộ hoàng tộc chống Pháp, khôi phục quyền lực họ Nguyễn.
Câu 15: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là
-
A. văn thân sĩ phu yêu nước.
- B. địa chủ các địa phương.
- C. những võ quan triều đình.
- D. nông dân.
Câu 16: Cuối năm 1888, ai đã phản bội vua Hàm Nghi khiến vua rơi vào tay Pháp?
- A. Tôn Thất Thuyết.
- B. Nguyễn Quang Ngọc.
- C. Nguyễn Duy Cung.
-
D. Trương Quang Ngọc.
Câu 17: Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh nào?
- A. Hưng Yên.
-
B. Thanh Hóa.
- C. Nghệ An.
- D. Hà Nội.
Câu 18: Chỉ huy cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?
-
A. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- C. Phạm Bành và Nguyễn Thiện Thuật.
- D. Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng.
Câu 19: Căn cứ Bãi Sậy thuộc địa phận tỉnh nào?
- A. Bắc Giang.
- B. Thanh Hóa.
-
C. Hưng Yên.
- D. Nghệ An.
Câu 20: Lãnh đạo của khởi nghĩa Hương Khê là
- A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
- B. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.
-
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- D. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng
Câu 21: Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh
- A. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An.
-
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- D. Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu 22: Căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê ở
- A. Ba Đình.
-
B. Ngàn Trươi.
- C. Tân Sở.
- D. Bãi Sậy.
Câu 23: Giai đoạn 1885 - 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
- A. Tấn công các toán lính Pháp trên đường hành quân.
- B. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
- C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
-
D. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa
- A. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (tháng 7/1885).
-
B. Hương Khê (1885 - 1895).
- C. Bãi Sậy (1883 - 1892).
- D. Ba Đình (1886 - 1887).
Câu 25: Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại ?
- A. Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ.
- B. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế.
-
C. Chưa chuẩn bị chu đáo, hơn nữa Pháp khi đó còn rất mạnh.
- D. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.