Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?

  • A. Bắc Kì  
  • B. Trung Kì  
  • C. Nam Kì  
  • D. Thuận Quảng

Câu 2: Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

  • A. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa.
  • B. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp.  
  • C. Độc chiếm con đường sông Hồng.
  • D. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì.  

Câu 3: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?

  • A. Phương thức tác chiến.
  • B. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng. 
  • C. Vấn đề đoàn kết quốc tế.
  • D. Vai trò của giai cấp lãnh đạo.  

Câu 4: Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế, thiết lập bản Hiệp ước 1874 vì chúng

  • A. thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
  • B. bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
  • C. bị đánh bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
  • D. thất bại ở Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 5: Văn bản đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là Hiệp ước

  • A. Nhâm Tuất (1862).
  • B. Giáp Tuất (1874).
  • C. Pa-tơ-nốt (1884).
  • C. Hác-măng (1883).

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?

  • A. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.  
  • B. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.
  • C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.  
  • D. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.  

Câu 7: Đâu không phải cơ hội phản công thực dân Pháp mà triều đình Huế đã bỏ qua trong những năm cuối thế kỉ XIX?

  • A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).  
  • B. Mặt trận Đà Nẵng (1858).  
  • C. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859).  
  • D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1874).

Câu 8:  Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?

  • A. Nguồn than đá dồi dào.  
  • B. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì.
  • C. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ.  
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.  

Câu 9: Đâu không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867 - 1873?

  • A. Hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia và Lào.  
  • B. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.  
  • C. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
  • D. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.  

Câu 10: Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

  • A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.  
  • B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.  
  • C. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.
  • D. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

Câu 11: Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

  • A. Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội).  
  • B. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội.  
  • C. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).
  • D. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội). 

Câu 12: Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

  • A. Gác-ni-ê.
  • B. Rơ-ve.
  • C. Bô-la-éc.
  • D. Ri-vi-e.

Câu 13: Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

  • A. Tích cực xây dựng Đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.  
  • B. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.  
  • C. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.  
  • D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Câu 14: Ngày 20/11/1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

  • A. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
  • B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
  • C. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.
  • D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 15: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
  • B. Triều đình cầu cứu nhà Thanh.
  • C. Giải quyết vụ Đuy-puy.
  • D. Triều đình không thi hành Hiệp ước 1862.

Câu 16: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là 

  • A. phục kích đánh Pháp ở Cầu Giấy (Hà Nội).
  • B. bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
  • C. phục kích của quân ta ở ngoại thành Hà Nội.
  • D. đánh địch ở Thanh Hóa.

Câu 17: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?

  • A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
  • B. Quân Pháp hoang mang, triều đình tin tưởng vào lòng dân đánh giặc.
  • C. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
  • D. Quân Pháp phải rút hoàn toàn khỏi Bắc Kì.

Câu 18: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc thành Hà Nội lúc bấy giờ là

  • A. Tôn Thất Thuyết.
  • B. Phan Thanh Giản.
  • C. Hoàng Diệu.
  • D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 19: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện

  • A. sự phối hợp nhịp nhàng trong việc phá thế vòng vây của địch.
  • B. ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
  • C. quyết tâm chống lại những quyết định bạc nhược của triều đình Nguyễn.
  • D. lối đánh tài tình của nhân dân ta.

Câu 20: Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, sau khi được tăng viện, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào 

  • A. cửa biển Thuận An.
  • B. kinh thành Huế.
  • C. thành Hà Nội.
  • D. cửa biển Hải Phòng.

Câu 21: Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, đồng thời cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, sáp nhập vào Nam Kì - thuộc Pháp thông qua việc kí kết bản Hiệp ước

  • A. Giáp Tuất 1874.
  • B. Pa-tơ-nốt 1884.
  • C. Giáp Tuất năm 1862.
  • D. Hác-măng 1883.

Câu 22: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883), thực dân Pháp có dã tâm 

  • A. tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
  • B. tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
  • C. xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
  • D. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

Câu 23: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội lần thứ hai, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

  • A. Cầu cứu các nước Anh, Hà Lan.
  • B. Kêu gọi nhân dân đoàn kết với triều đình chiến đấu chống Pháp.
  • C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
  • D. Cho quân tiếp viện, tiếp tục chiến đấu chống Pháp.

Câu 24: Phái chủ chiến trong triều đình Huế do ai đứng đầu?

  • A. Tôn Thất Thuyết.
  • B. Tạ Hiên.
  • C. Nguyễn Thiện Thuật.
  • D. Nguyễn Quang Bích.

Câu 25: Theo Hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế được cai quản vùng đất nào?

  • A. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.
  • B. Bắc Kì.
  • C. Nam Kì.
  • D. Trung Kì.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.