Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 2 cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?  

  • A. Là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định.
  • B. Hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền.
  • C. Là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn.
  • D. Đứng lên lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.

Câu 2: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp thể hiện điều tất yếu gì?

  • A. Sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, và tiến tiến của giai cấp tư sản.
  • B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
  • C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
  • D. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu

Câu 3: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là  

  • A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập
  • B. Tự do- Bình đẳng - Bác ái
  • C. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc
  • D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?  

  • A. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
  • B. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
  • C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
  • D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.

Câu 5: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì hạn chế?

  • A. Phục vụ quyền lợi của giai cấp công nhân.
  • B. Chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản.
  • C. Phục vụ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến.
  • D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

Câu 6: Trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì?  

  • A. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.
  • B. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.
  • C. Lo củng cố quyền lực của mình.
  • D. Ổn định cuộc sống của nhân dân.

Câu 7: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là  

  • A. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
  • B. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
  • C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
  • D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Câu 8: Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì?

  • A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp
  • B. Thông qua Hiến pháp.
  • C. Hội đồng dân tộc thành lập.
  • D. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti.

Câu 9: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là  

  • A. Cộng hòa dân chủ.
  • B. Cộng hòa liên bang.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 10: Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?  

  • A. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
  • B. Quý tộc, tư sản và nông dân
  • C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân
  • D. Quý tộc, tư sản và công nhân

Câu 11: Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?  

  • A. Tư sản
  • B. Thị dân
  • C. Thương nhân
  • D. Nông dân

Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?  

  • A. Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, nền cộng hòa.
  • B. Nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
  • C. Quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
  • D. Nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, quân chủ lập hiến.

Câu 13: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

  • A. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7
  • B. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập
  • C. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
  • D. Vua Lu-I XVI bị xử tử

Câu 14: Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là  

  • A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
  • B. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến
  • C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
  • D. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới

Câu 15: Lực lượng chính trị nào cầm quyền ở Pháp từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792? 

  • A. Phái quân chủ.
  • B. Phái Quốc hội.
  • C. Phái lập hiến.
  • D. Phái quý tộc.

Câu 16 : Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiệp Pháp như thế nào?

  • A. Không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất 
  • B. Đánh thuế nặng
  • C. Sức mua của dân rất hạn chế
  • D. A, B, C đều đúng

Câu 17: Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là:  

  • A. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng
  • B. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài
  • C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng
  • D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ

Câu 18:Trong Đẳng cấp thứ ba gồm cồ các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?

  • A. Tư sản, nông dân
  • B. Tư sản, quý tộc phong kiến 
  • C.  Tư sản, nông dân, công nhân
  • D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công

Câu 19: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại? 

  • A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
  • B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  • C. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
  • D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 20 : Tình hình kinh tế xã hội nước Pháp trước Cách mạng

  • A. Là một nhà nước quân chủ chuyên chế do vua Sác lơ I đứng đầu
  • B. Là một nhà nước quân chủ chuyên chế do vuaLu-i XVI đứng đầu
  • C. Là một nhà nước phong kiến
  • D. Là một nhà nước có hai giai cấp là tăng lữ và quỹ tộc

Câu 21 : Trước Cách mạng, dân số của nước Pháp là :

  • A. Tăng lữ chiếm 90 % dân số
  • B. Quý tộc chiếm 90 % dân số
  • C. Nông dân chiếm 90 % dân số
  • D. Tăng lữ, quý tộc, nông dân đồng đều nhau

Câu 22 : Khi cách mạng bùng nổ, trong thời gian 21/9/1792 – 2/6/1793, người cầm quyền là :

  • A. Phái Lập hiến
  • B. Phái Gi-rông-đanh
  • C. Phái Gia-cô-banh
  • D. Vua Sác- lơ I

Câu 23 : Phái Gia-cô-banh cầm quyền nước Pháp trong thời gian nào ?

  • A. 21/9/1792 – 2/6/1793
  • B. 12/01/1972- 2/6/1973
  • C. 2/6/1793 – 27/7/1794
  • D. 2/6/1794 – 27/7/1796

Câu 24 : Phái Gia-cô-banh bị lật đổ từ ngày  :

  • A. 27/7/1794
  • B. 21/9/1792
  • C. 2/6/1793
  • D. 2/9/1793

Câu 25 : Cuộc cách mạng Pháp đã :

  • A. Hoàn toàn loại bỏ được ách áp bức
  • B. Hoàn toàn loại bỏ chế độ tư hữu
  • C. Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa phát triển
  • D. Một đáp án khác

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.