Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

  • A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.  
  • B. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.  
  • C. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
  • D. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ.  

Câu 2: Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến.  
  • B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.  
  • C. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến.
  • D. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng.  

Câu 3: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là đi sang

  • A. châu Mĩ tìm đường cứu nước.  
  • B. phương Đông tìm đường cứu nước.
  • C. phương Tây tìm đường cứu nước.  
  • D. châu Phi tìm đường cứu nước.  

Câu 4: Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

  • A. Phải dựa vào sức mình là chính, bản chất đế quốc là giống nhau.  
  • B. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.  
  • C. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn.
  • D. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước.  

Câu 5: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

  • A. Phan Bội Châu.  
  • B. Lương Văn Can.
  • C. Phan Châu Trinh.  
  • D. Huỳnh Thúc Kháng.  

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A. Tăng cường bắt nông dân đi lính.  
  • B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.  
  • C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất.  
  • D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng.

Câu 7: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

  • A. Trung Quốc.  
  • B. Nhật Bản.
  • C. Liên Xô.      
  • D. Pháp.        

Câu 8: Ngày 5/6/1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A. Việt Nam Quang phục hội được thành lập.  
  • B. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ.  
  • C. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập.
  • D. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Câu 9: Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX?

  • A. Vụ Hà Thành đầu độc.  
  • B. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.  
  • C. Khởi nghĩa Thái Nguyên.  
  • D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.

Câu 10: Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là

  • A. bạo động và cải cách.
  • B. theo phương Tây và theo Nhật.
  • C. dựa vào Nhật và dựa vào Pháp.
  • D. đánh Pháp và hòa Pháp.

Câu 11: Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu Việt Nam muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường

  • A. cách mạng vô sản ở Pháp.
  • B. cách mạng tháng Mười Nga.
  • C. cải cách của Trung Quốc.
  • D. duy tân của Nhật Bản.

Câu 12: Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với 

  • A. giành độc lập dân tộc.
  • B. đánh đuổi phong kiến tai sai.
  • C. cải biến xã hội.
  • D. giải phóng giai cấp nông dân.

Câu 13: Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • A. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.
  • B. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.
  • C. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
  • D. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.

Câu 14: Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?

  • A. Thỏa hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
  • B. Phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.
  • C. Cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
  • D. Dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.

Câu 15: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

  • A. Nhật.
  • B. Pháp.
  • C. Mĩ.
  • D. Nga.

Câu 16: Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì?

  • A. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
  • B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
  • C. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
  • D. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Câu 17: Đầu năm 1904, Phan Bộ Châu cùng một số đồng chí của mình thành lập hội Duy Tân để 

  • A. đánh đuổi phát xít Nhật.
  • B. tập hợp đông đảo quần chúng thực hiện cuộc cải cách.
  • C. đưa người Việt Nam sang Nhật học tập kinh nghiệm đánh Pháp.
  • D. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Câu 18: Người Nhật hứa giúp hội Duy tân những gì?

  • A. Khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
  • B. Đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang.
  • C. Lực lượng để đánh Pháp.
  • D. Vũ khí, lương thực.

Câu 19: Cuộc vận động nào diễn ra vào tháng 3/1907, ở Bắc Kì và được các sĩ phu chú trọng?

  • A. Cuộc vận động Duy Tân.
  • B. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
  • C. Phong trào Đông Du.
  • D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.

Câu 20: Ai là người lãnh đạo phong trào Duy Tân?

  • A. Lê Đại, Vũ Hoàng.
  • B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
  • C. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
  • D. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu.

Câu 21: Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nào?

  • A. Tiến hành bạo động, đánh đuổi thực dân Pháp.
  • B. Tiến hành cuộc cách mạng vô sản.
  • C. Nâng cao dân trí, dân quyền.
  • D. Thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để Pháp trao trả độc lập.

Câu 22: Vào năm 1908, phong trào chống đi phu, chống sưu cao thuế nặng diễn ra sôi nổi ở đâu?

  • A. Quảng Bình - Quảng Nam.
  • B. Quảng Nam - Đà Nẵng.
  • C. Quảng Nam - Quảng Ngãi.
  • D. Quảng Trị - Quảng Nam

Câu 23: Vị vua nào tham gia vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)?

  • A. Thành Thái.
  • B. Tự Đức.
  • C. Hàm Nghi.
  • D. Duy Tân.

Câu 24: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo?

  • A. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh.
  • B. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.
  • C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.
  • D. Thái Phiên và Trần Cao Vân.

Câu 25: Tháng 7/1911 Nguyễn Ái Quốc đến địa danh nào của Pháp?

  • A. Thành phố Phông-ten-lơ-bờ-lô.
  • B. Thành phố Véc-xai.
  • C. Cảng Mác-xây.
  • D. Thủ đô Pa-ri.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.