Câu 1: Người da đen ở Mỹ phải đối mặt với nạn gì?
- A. Thất nghiệp.
-
B. Phân biệt chủng tộc
- C. Bất công xã hội
- D. Thất nghiệp và bất công xã hội
Câu 2: Thời gian đương nhiệm của Tổng thống Ru-dơ-ven có điểm gì đặc biệt so với các tổng thống Hoa Kì tiền nhiệm?
- A. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 3 nhiệm kì
-
B. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 4 nhiệm kì
- C. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 5 nhiệm kì
- D. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 6 nhiệm kì
Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản của tình hình kinh tế nước Mĩ so với các nước tư bản châu Âu trong giai đoạn 1918-1923 là
-
A. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh
- B. Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
- C. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp ô tô
- D. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp vũ trụ
Câu 4: Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 là
- A. Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm
-
B. Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội
- C. Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động
- D. Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu
Câu 5: Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1919-1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất
- B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất
- C. Thu hút được lao động có trình độ cao
-
D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn
Câu 6: Kết quả lớn nhất mà Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm 1932-1939 là
- A. Khôi phục nền sản xuất đạt mức trước khủng hoảng
- B. Xoa dịu những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ
-
C. Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản
- D. Nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế
Câu 7: Đâu không phải là đạo luật nằm trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?
- A. Đạo luật về ngân hàng
- B. Đạo luật phục hưng công nghiệp
- C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
-
D. Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ
Câu 8: Tháng 5-1921 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong phong trào công nhân Mĩ?
- A. Công đoàn Mĩ được thành lập
- B. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ dâng cao
- C. Đảng công nhân xã hội dân chủ Mĩ được thành lập
-
D. Đảng cộng sản Mĩ được thành lập
Câu 9: Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
-
C. Tài chính- ngân hàng
- D. Thương mại- dịch vụ
Câu 10: Để đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế giai cấp tư sản Mĩ đã không dùng biện pháp nào dưới đây?
-
A. Tuyển thêm thêm nhân lực.
- B. Cải tiến kĩ thuật.
- C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
- D. Sản xuất dây chuyền.
Câu 11: Chính phủ Mĩ Ru-dơ-ven đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm
- A. khống chế các nước Mĩ La-tinh.
-
B. biến các nước Mĩ La-tinh thành sân sau.
- C. cải thiện quan hệ với các nước Mĩ La-tinh.
- D. đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Câu 12: “Chính sách mới” là chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực
- A. kinh tế - tài chính.
- B. chính trị - xã hội.
- C. quân sự - ngoại giao.
-
D. kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
Câu 13: Đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” ở Mĩ là
- A. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
-
B. đạo luật phục hưng công nghiệp.
- C. đạo luật chính trị, xã hội.
- D. đạo luật ngân hàng.
Câu 14: Năm 1921 tổ chức nào ở Mĩ được thành lập?
-
A. Đảng Cộng sản Mĩ.
- B. Đảng Dân chủ Mĩ.
- C. Đảng Công nhân cộng sản chủ nghĩa Mĩ.
- D. Đảng Cộng hòa Mĩ.
Câu 15: Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX là
-
A. láng giềng thân thiện.
- B. chạy đua vũ trang.
- C. đu đưa bên miệng hố chiến tranh.
- D. mở cửa và hội nhập.
Câu 16: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, thái độ của nước Mĩ như thế nào?
- A. Đứng về phe Đồng minh chống phát xít.
-
B. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
- C. Cùng với phát xít gây ra chiến tranh thế giới hai.
- D. Kiến quyết đứng lên chống phát xít.
Câu 17: Tổng thống nào đã đề ra “chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
- A. Clin-tơn.
- B. Ai-xen-hao.
- C. Tơ-ru-man.
-
D. Ru-dơ-ven.
Câu 19: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ lĩnh vực nào?
- A. Nông nghiệp.
-
B. Tài chính ngân hàng.
- C. Tản xuất hàng hóa.
- D. Công nghiệp nặng.
Câu 20: Ý nào không thuộc nội dung của "chính sách mới" ở Mĩ?
- A. Thực hiện biện pháp giải quyết thất nghiệp.
- B. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các ngành kinh tế và ổn định xã hội.
- C. Phục hổi sự phát triển của nền kinh tế tài chính.
-
D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo.
Câu 21: Các cuộc biểu tình, tuần hành của người Mĩ đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia vào năm 1933 có tên gọi là
- A. đòi tăng lương giảm giờ làm.
- B. giải quyết việc cho người lao động.
- C. vì người nghèo.
-
D. đi bộ vì đói.
Câu 22: Tổ chức nào lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ?
- A. Đảng Dân chủ Mĩ.
- B. Công đoàn Mĩ.
-
C. Đảng Cộng sản Mĩ.
- D. Đảng Cộng hòa Mĩ.
Câu 23: Nước Mĩ đạt tới thời kì phồn vinh về kinh tế trong những năm 1924 - 1929 nhờ
-
A. "chủ nghĩa tự do" trong phát triển kinh tế.
- B. nhận được bồi thường sau chiến tranh.
- C. thu lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- D. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
Câu 24: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lí.
-
B. thu nhiều lợi nhuận từ chiến tranh, áp dụng thành tựu kĩ thuật vào sản xuất.
- C. đất nước không bị chiến tranh, tình hình xã hội ổn định.
- D. tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
Câu 25: Đạo luật trung lập của Mĩ có tác động gì?
-
A. Góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
- B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít bành trướng khắp thế giới.
- C. Tạo điều kiện cho các nước Đồng minh liên kết với nhau.
- D. Kiên quyết ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.