Câu 1: "Hai lần bị giặc bắt, được thả, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ". Ông là ai?
- A. Phan Văn Trị.
- B. Hồ Huân Nghiệp.
-
C. Nguyễn Hữu Huân.
- D. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2: Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?
-
A. Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
- B. Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong.
- C. Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.
- D. Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
- A. Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân.
-
B. Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù.
- C. Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài.
- D. Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình.
Câu 4: Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
- A. Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để rút quân.
- B. Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam.
- C. Loại bỏ được ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh đối với Việt Nam.
-
D. Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam.
Câu 5: Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?
-
A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng.
- B. Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.
- C. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công.
- D. Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
Câu 6: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
- A. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- B. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
- C. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
-
D. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 7: Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?
- A. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
- B. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
-
C. Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- D. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.
Câu 8: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?
- A. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp.
- B. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam.
-
C. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn.
- D. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp.
Câu 9: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
- A. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
-
B. Xây dựng Đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- C. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
- D. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
Câu 10: Ngày 1/9/1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
-
B. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
- C. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
- D. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Câu 11: Nửa đầu thế kỉ XX, triều đình nhà Nguyễn
-
A. khủng hoảng, suy yếu.
- B. tiếp tục phát triển hưng thịnh.
- C. củng cố khối đoàn kết toàn dân.
- D. được nhân dân ủng hộ.
Câu 12: Đâu không phải là lí do Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc tấn công vào nước ta?
- A. Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân.
- B. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuận tiện cho việc tấn công.
-
C. Đà Nẵng là vựa lúa của cả nước.
- D. Chiếm Đà Nẵng để uy hiếp triều đình Huế
Câu 13: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
- A. "Chinh phục từng gói nhỏ".
- B. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
- C. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.
-
D. "Đánh nhanh thắng nhanh".
Câu 14: Tháng 2/1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh nước ta ở đâu?
- A. Kinh thành Huế.
- B. Nha Trang.
-
C. Gia Định.
- D. Sơn Trà (Đà Nẵng).
Câu 15: Ngày 23/2/1861, quân Pháp tấn công vào
- A. Vĩnh Long.
- B. Biên Hòa.
- C. Định Tường.
-
D. Đại đồn Chí Hòa.
Câu 16: Năm 1861 khi Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, ai là người trấn giữ nơi đây?
- A. Nguyễn Trường Tộ.
- B. Phan Thanh Giản.
-
C. Nguyễn Tri Phương.
- D. Trương Định.
Câu 17: Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công vào
- A. Định Tường.
- B. Đại đồn Chí Hòa.
- C. Vĩnh Long.
-
D. Gia Định.
Câu 18: Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long ép ai phải nộp thành không điều kiện?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Trương Định.
- C. Nguyễn Trường Tộ.
-
D. Phan Thanh Giản.
Câu 19: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền
- A. Đông Nam Kì và đảo Phú Quốc.
- B. Tây Nam Kì và đảo Côn Đảo.
- C. Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
-
D. Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
Câu 20: Ai được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
-
A. Trương Định.
- B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Trương Quyền.
- D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 21: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đã
- A. kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
- B. tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.
-
C. hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
- D. lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
Câu 22: Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn để chiếm được ba tỉnh
- A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.
- B. An Giang, Mĩ Tho, Hà Tiên.
- C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
-
D. Định Tường, Hà Tiên, Cần Thơ.
Câu 23: Nhiều nhà thơ đã dùng ngòi bút để chiến đấu chống giặc như
-
A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Nghiệp, Phan Văn Trị.
- B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị.
- C. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
- D. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tôn, Phan Liêm.
Câu 24: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm nhiệm vụ chống
-
A. thực dân Pháp xâm lược và phong kiến.
- B. sự đàn áp của quân lính triều đình.
- C. sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.
- D. thực dân Pháp xâm lược và quân đội nhà Thanh
Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì là do
- A. kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu.
- B. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không được sự ủng hộ của nhân dân.
- C. sự nhu nhược của Triều đình Huế.
-
D. các cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.