Câu 1: Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
- A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
- B. Tổ chức phản công để phá vòng vây
-
C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
- D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
- A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
- C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
-
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 3: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
-
B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- C. Hiệp ước Giáp Tuất.
- D. Hiệp ước Liên minh.
Câu 4: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?
- A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
-
B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
- D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 5: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
-
A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
- C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 6: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
- A. Công nhân.
-
B. Nông dân.
- C. Các dân tộc sống ở miền núi.
- D. Nông dân và công nhân.
Câu 7: Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
-
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
- B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
- C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
- D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
Câu 8: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
-
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
- B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
- C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 9: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán?
-
A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
- B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
- C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- D.Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.
Câu 10: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
- A. Cải cách kinh tế, xã hội
- B. Cải cách duy tân
- C. Chính sách ngoại giao mở cửa
-
D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 11: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
- A. Xây dựng phòng tuyến
- B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp.
- C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
-
D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ.
Câu 12: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
- A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
-
B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
- D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Câu 13: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
- B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
- C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
-
D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
Câu 14: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì?
- A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
-
B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
- C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.
- D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.
Câu 15: “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
- B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
-
C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
- D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc
Câu 16: Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
-
A. Quan lại, sĩ phu yêu nước
- B. Nông dân
- C. Bình dân thành thị
- D. Tư sản
Câu 17: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là :
-
A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 18: Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
-
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
- B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
- C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
- D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước
Câu 19: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
- A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
-
C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
- D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
Câu 20: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
- A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
-
B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược
- D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.