Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

  • A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản  
  • B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản  
  • C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn  
  • D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 là

  • A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa
  • B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
  • C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
  • D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy sụp về kinh tế của các nước châu Âu trong những năm 1918-1923 là

  • A. Cao trào cách mạng 1918-1923
  • B. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất
  • C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
  • D. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa

Câu 5: Trong những năm 1924-1929 tình hình các nước tư bản châu Âu có điểm gì nổi bật?

  • A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị  
  • B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn  
  • C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định  
  • D. Đạt được sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị

Câu 6: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

  • A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài  
  • B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân  
  • C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước  
  • D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Câu 7: Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

  • A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị
  • B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn
  • C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định  
  • D. Đạt được sự phát triển về mọi mặt

Câu 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ ở

  • A. Mĩ.
  • B. Đức.
  • C. Pháp.
  • D. Anh.

Câu 9: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), trên thế giới đã hình thành hai khối đế quốc đối lập là

  • A. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Đức, Anh, Pháp.
  • B. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
  • C. Mĩ, Anh, Đức đối lập với Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản.
  • D. Đức, Áo, Hung đối lập với Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 10: Tổ chức chính trị nào đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/1936 ở Pháp?

  • A. Mặt trận nhân dân Pháp.
  • B. Đảng Cộng sản Pháp.
  • C. Đảng Xã hội Pháp.
  • D. Phát xít "Chữ thập lửa".

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bản đồ chính trị của châu Âu đã xuất hiện một số quốc gia mới là

  • A. Áo, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Ba Lan.
  • B. Phần Lan, Tiệp Khắc, Ba Lan.
  • C. Nam Tư, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc.
  • D. Áo, Nam Tư, Tiệp Khắc, Ba Lan.

Câu 12: Năm 1920 những nước nào thành lập Đảng Cộng sản?

  • A. Anh và Đức.
  • B. Pháp và Đức.
  • C. Nga và Pháp.
  • D. Anh và Pháp.

Câu 13: Quốc tế Cộng sản trở thành một tổ chức của 

  • A. giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
  • B. khối liên minh công - nông tất cả các nước.
  • C. giai cấp công nhân thế giới.
  • D. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.

Câu 14: Ai là linh hồn của Quốc tế Cộng sản?

  • A. Các Mác.
  • B. Ăng-ghen.
  • C. Xta-lin.
  • D. Lê-nin.

Câu 15: Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy của Quốc tế Cộng sản?

  • A. I.
  • B. III.
  • C. II.
  • D. VII.

Câu 16: Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII trong hoàn cảnh nào?

  • A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đang diễn ra.
  • B. Chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ.
  • C. Chủ nghĩa phát xít tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
  • D. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển mạnh.

Câu 17: Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương gì cho các Đảng Cộng sản ở các nước?

  • A. Phải đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
  • B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc ở mỗi nước.
  • C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước.
  • D. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

Câu 18: Vì sao năm 1943 Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán?

  • A. Sự thay đổi của tình hình thế giới.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, sự chỉ đạo chung không còn phù hợp.
  • C. Trong Quốc tế cộng sản, chủ nghĩa cơ hội xuất hiện.
  • D. Lê-nin - linh hồn của Quốc tế Cộng sản mất.

Câu 19: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

  • A. sản xuất giảm, "cung" không đủ "cầu".
  • B. nguồn "cung" vượt quá "cầu" hàng hóa ế ẩm, sức mua của dân giảm.
  • C. sản xuất chạy theo lợi nhuận.
  • D. hàng hóa kém phẩm chất, dân không mua, không xuất khẩu được.

Câu 20: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là khủng hoảng

  • A. thừa, trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
  • B. diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
  • C. thừa, diễn ra nhanh nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa.
  • D. thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 21: Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Anh, Pháp, Mĩ là

  • A. Mở rộng quan hệ đối ngoại tìm kiếm thị trường.
  • B. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
  • C. phát xít hóa bộ máy chính trị, gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa.
  • D. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.

Câu 22: Các nước Đức, Italia và Nhật Bản đã tìm cách nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng (1929 - 1933)?

  • A. Đóng cửa nhà máy xí nghiệp.
  • B. Mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm thị trường.
  • C. Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động chiến tranh thế giới.
  • D. Thực hiện những chính sách kinh tế - xã hội.

Câu 23: Mặt trận nhân dân Pháp do ai đứng đầu?

  • A. Đờ-gôn.
  • B. Gô-đa.
  • C. Lê-ông Bơ-lun.
  • D. Pê-tanh.

Câu 24: Tháng 2/1936, Mặt trận nước nào được thành lập?

  • A. Bồ Đào Nha.
  • B. Đức.
  • C. Pháp.
  • D. Tây Ban Nha.

Câu 25: Vì sao giai đoạn 1924-1929 các nước tư bản châu Âu ổn định về chính trị ?

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
  • B. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
  • C. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
  • D. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.