Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là

  • A. bạo lực cách mạng  
  • B. đấu tranh chính trị  
  • C. đấu tranh vũ trang  
  • D. hòa bình, không bạo lực

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là

  • A. Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc
  • B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
  • C. Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc
  • D. Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc

Câu 3: Yếu tố nào có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

  • A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917  
  • B. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc  
  • C. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc  
  • D. Phong trào hòa bình dân chủ dâng cao ở các nước tư bản

Câu 4: Sau sự thất bại của ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào?

  • A. Quân chủ lập hiến
  • B. Dân chủ tư sản
  • C. Chuyên chính vô sản
  • D. Xô viết công- nông- binh

Câu 5: Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?

  • A. Trung Quốc, Ấn Độ
  • B. Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì
  • C. Philippin, Mông Cổ
  • D. Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì

Câu 6: Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh nào?

  • A. Giết hết bọn giặc bán nước
  • B. Trung Quốc của người Trung Quốc
  • C. Trung Quốc độc lập muôn năm  
  • D. Trung Quốc bất khả xâm phạm

Câu 7: Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ
  • B. Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ
  • C. Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ
  • D. Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập

Câu 8: Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?

  • A. Trung Quốc còn phải đối phó với sự nổi loạn của các thế lực phản động ở mặt trận phía Bắc.
  • B. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.
  • C. Cuộc nội chiến đã gây ra tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.
  • D. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâu xé.

Câu 9: Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm mới là xuất hiện các

  • A. chính đảng có tổ chức ảnh hưởng rộng lớn.
  • B. hội do những nhà yêu nước sáng lập.
  • C. nhóm chính trị do những nhà yêu nước sáng lập.
  • D. phái chính trị do những nhà yêu nước sáng lập.

Câu 10: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Ngũ tứ đối với Trung Quốc là gì?

  • A. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.
  • B. Tạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
  • C. Dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.
  • D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá vào Trung Quốc.

Câu 11: Nét mới nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Giai cấp công nhân trưởng thành, Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo ở một số nước.
  • B. Các nước châu Á đấu tranh mạnh mẽ và nhanh chóng giành được độc lập dân tộc.
  • C. Các Đảng Cộng sản được thành lập ở khắp châu Á.
  • D. Phong trào nổ ra liên tục, rộng khắp các nước ở châu Á.

Câu 12: Sự kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?

  • A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
  • B. Cách mạng Mông Cổ và cuộc chiến tranh giành độc lập ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi.
  • C. Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ trong việc chống thực dân Anh.
  • D. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân Trung Quốc giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Câu 13: Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là

  • A. tư sản dân tộc và nông dân.
  • B. tiểu tư sản ở thành thị.
  • C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh.
  • D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

Câu 14: Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực nào?

  • A. Đế quốc và tư sản mại bản.
  • B. Tư sản mại bản.
  • C. Đế quốc và phong kiến.
  • D. Tư sản và phong kiến.

Câu 15: Trong phong trào Ngũ tứ, quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh

  • A. Trung Quốc của người Trung Quốc.
  • B. trả quyền độc lập cho người Trung Quốc.
  • C. các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc.
  • D. phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh.

Câu 16: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?

  • A. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì.
  • B. Cách mạng Ấn Độ.
  • C. Cách mạng Mông Cổ.
  • D. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc.

Câu 17: Từ năm 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc - Cộng nhằm 

  • A. xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất.
  • B. chống phong kiến Mãn Thanh.
  • C. chống các đế quốc.
  • D. kháng chiến chống Nhật.

Câu 18: Đầu thế kỉ XX, nước nào Đông Nam Á thoát khỏi thân phận thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân?

  • A. In-đô-nê-xi-a.
  • B. Phi-líp-pin.
  • C. Miến Điện.
  • D. Thái Lan.

Câu 19: Năm 1930, trong khu vực Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập ở những nước nào?

  • A. Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
  • B. Việt Nam, Phi-líp-pin, Mã Lai, Thái Lan.
  • C. Cam-pu-chia, Mã Lai, Lào.
  • D. Phi-líp-pin, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 20: Ác-mét Xu-các-nô là lãnh tụ của Đảng nào ở In-đô-nê-xi-a?

  • A. Đảng Tư sản In-đô-nê-xi-a.
  • B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
  • C. Đảng Nhân dân cách mạng In-đô-nê-xi-a.
  • D. Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a.

Câu 21: Tháng 12/1925 diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu nhất có tác dụng quyết định đến phong trào đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ?

  • A. Đảng Bảo thủ ra đời.
  • B. Đảng Quốc đại được thành lập.
  • C. Đảng Cộng hòa ra đời.
  • D. Đảng Cộng sản thành lập

Câu 22: Trong những năm 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam có phong trào cách mạng tiêu biểu nào?

  • A. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
  • B. Yên Bái.
  • C. Đông Du.
  • D. Duy Tân.

Câu 23: Đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?

  • A. Song song hai xu hướng tư sản và vô sản.
  • B. Vô sản.
  • C. Tư sản.
  • D. Thỏa hiệp.

Câu 24: Sang những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á có thêm kẻ thù là 

  • A. phát xít Đức.
  • B. đế quốc Anh.
  • C. phát xít Nhật.
  • D. đế quốc Mĩ.

Câu 25: Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào?

  • A. Trong khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
  • B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • D. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.