Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?

  • A. Cách mạng Mông cổ.
  • B. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc.
  • C. Cách mạng Ấn Độ.
  • D. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì.

Câu 2: Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

  • A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
  • B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
  • C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.
  • D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

Câu 3: Trong những năm 1923-1929, Mĩ nắm bao nhiêu phần trăm trữ lượng vàng thế giới?

  • A. 40% trữ lượng vàng.
  • B. 50% trừ lượng vàng.
  • C. 60% trữ lượng vàng.
  • D. 70% trữ lượng vàng.

Câu 4: Số liệu nào dưới đây đúng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn phế.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 20 triệu người bị chết, 70 nghìn làng mạc bị phá hủy.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan tỏa ra 198 nước.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 90 triệu người chết, 60 triệu người bị tàn phế.

Câu 5: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

  • A. Dùng phương pháp bạo lực.
  • B. Dùng phương pháp thương lượng,
  • C. Dùng phương pháp ôn hòa.
  • D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 6: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12 năm 1921.
  • B. Tháng 12 năm 1922.
  • C. Tháng 12 năm 1923.
  • D. Tháng 12 năm 1924.

Câu 7: Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do ai chế tạo?

  • A. Anbe Anhxtanh (Người Đức)
  • B. Nô-ben (người Thụy Điển)
  • C. Ô- vin (người Mĩ)
  • D. Ô-vin và Uyn - bơ-Rai (người Mĩ)

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?

  • A. Khương Hữu Vi.
  • B. Lương Khải Siêu,
  • C. Tôn Trung Sơn.
  • D. Hồng Tú Toàn.

Câu 9: Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã?

  • A. Công xã xoá hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
  • B. Công xa tách nhà thờ ra khói Nhà nước.
  • C. Công xã thực sự là Nhà nước do dân và vì dân, đối lập với Nhà nước tư sản.
  • D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.

Câu 10: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh?

  • A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943).
  • B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6-6-1944).
  • C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc- lin (9-5-1945).
  • D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9-8-1945).

Câu 11: Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai -1917 là gì?

  • A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
  • B. Chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng.
  • C. Chính quyền Xô viết được thành lập.
  • D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.

Câu 12: Quốc tế thứ nhất hoạt động từ:

  • A. 18/6 - 4/1872
  • B. 18/6 - 4/1873
  • C. 18/6 - 4/1871
  • D. 18/6 - 4/1870

Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với nền kinh tế Nhật Bản?

  • A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật
  • B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
  • C. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
  • D. Kinh tế Nhật vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh

Câu 14: Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở lĩnh vực nào?

  • A. Về vấn đề tranh chấp quyền lực.
  • B. Về vấn đề cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa.
  • C. Về vấn đề thuộc địa và thị trường.
  • D. Về vấn đề áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 15: Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?

  • A. Cách mạng giải phóng dân tộc
  • B. Cách mạng tư sản
  • C. Cách mạng vô sản
  • D. Cách mạng dân chủ nhân dân

Câu 16: Trong vòng 20 năm (1921-1941) ở Liên Xô bao nhiêu người thoát nạn mù chữ?

  • A. 40 triệu người.
  • B. 50 triệu người,
  • C. 60 triệu người.
  • D. 70 triệu người.

Câu 17: Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5-1920.
  • B. Tháng 5-1921.
  • C. Tháng 5-1922.
  • D. Tháng 5-1923.

Câu 18: Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau nước nào?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Mĩ
  • D. Đức

Câu 19: Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu đó là:

  • A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
  • B. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
  • C. Sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.

Câu 20: Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị là:

  • A. Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
  • B. Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây.
  • C. Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh.
  • D. A, B, C đúng.

Câu 21: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

  • A. Thành lập một nước cộng hoà.
  • B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
  • C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
  • D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.

Câu 22: Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào?

  • A. Ưu thế thuộc về phe Anh, Pháp, Mĩ.
  • B. Ưu thế thuộc về phía Liên xô.
  • C. Ưu thế thuộc về phe xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
  • D. Cả hai bên ở thế cầm cự.

Câu 23: Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần phải làm gì?

  • A. Xóa bỏ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến.
  • B. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp.
  • C. Tiến hành cách mạng cải tiến kĩ thuật sản xuất.
  • D. Tăng năng suất lao động, thu lợi nhuận cao.

Câu 24: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cuộc cách mạng nào?

  • A. Cách mạng tư sản Anh.
  • B. Cách mạng tư sản Hà Lan.
  • C. Cách mạng tư sản Pháp.
  • D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Câu 25: Cách mạng Tân Hợi kết thúc vào ngày nào?

  • A. 1/1923
  • B. 7/1922
  • C. 2/1922
  • D. 3/1923

Câu 26: Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?

  • A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
  • B. phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
  • C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.
  • D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô

Câu 27: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 - 1929 là:

  • A. Khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng chính trị.
  • B. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định.
  • C. Kinh tế chậm phát triển, chính trị - xã hội hỗn loạn.
  • D. Khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 28: Vì sao gọi là cuộc chiến tranh thế giới?

  • A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
  • B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh,
  • C. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
  • D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.

Câu 29: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nổi tiếng nhất ở Anh là

  • A. Sản xuất len dạ. 
  • B. Sản xuất nông nghiệp.
  • C. Sản xuất thủ công nghiệp.   
  • D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

Câu 30: Nước Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất khi nào?

  • A. 5/1916
  • B. 2/1916
  • C. 4/1917
  • D. 3/1916

Câu 31: Vì sao năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ?

  • A. Để giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước.
  • B. Để lấn chiếm biên giới lãnh thổ.
  • C. Để ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức.
  • D. Cả A và C đúng.

Câu 32: Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-Cộng nhằm mục đích gì?

  • A. Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc
  • B. Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật
  • C. Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh
  • D. Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất.

Câu 33: Trong nền sản xuất mới, giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm, nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, công nhân) bị áp lực, bóc lột nặng nề. Đó là đặc điểm kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỷ nào?

  • A. Các thế kỉ XIV - XV. 
  • B. Thế kỉ XV - XVI.
  • C. Các thế kỉ XV - XVII.
  • D. Thế kỉ XV - XVIII.

Câu 34: Nội dung của “Chính sách kính tế mới” về công nghiệp là gì?

  • A. Quốc hữu hóa những xí nghiệp tư nhân.
  • B. Cho phép tư nhân được mở những xí nghiệp nhỏ.
  • C. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh.
  • D. Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

Câu 35: Phát minh đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thuộc ngành nào?

  • A. Công nghiệp nặng
  • B. Dệt
  • C. Công nghiệp nhẹ
  • D. Thương mại

Câu 36: Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết ở Nga diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ năm 1917 đến năm 1918
  • B. Từ năm 1919 đến năm 1920
  • C. Từ năm 1918 đến năm 1921
  • D. Từ năm 1921 đến năm 1941

Câu 37: Vì sao nhân dân mâu thuẫn với Nga hoàng

  • A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc
  • B. Nga hoàng đánh thuế ruộng đất rất cao
  • C. Nga hoàng không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội
  • D. Nga hoàng bóc lột nhân dân thậm tệ

Câu 38: Quốc tế thứ hai hoạt động từ năm nào đến năm nào?

  • A. 1889- 1914
  • B. 1889- 1915
  • C. 1890- 1914
  • D. 1890- 1915

Câu 39: Tại sao trong thời gian đầu quân Đức tiến sâu được vào lãnh thổ Liên Xô?

  • A. Không tuyên bố Đức tấn công bất ngờ.
  • B. Đức chiếm ưu thế về quân sự.
  • C. Đức được sự hậu thuẫn của I-ta-li-a.
  • D. A và B đúng.

Câu 40: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  • A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
  • B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
  • C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
  • D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.