Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Cuộc bạo động lúa gạo
  • B. Khủng hoảng tài chính 1927
  • C. Đảng cộng sản Nhật thành lập
  • D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923

Câu 2: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế nào?

  • A. Ngăn cản được chiến tranh
  • B. Làm chậm quá trình phát xít hóa
  • C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa
  • D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Câu 3:  Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là?

  • A. Trung Quốc 
  • B. Châu Á
  • C. Đông Á
  • D. Đông Nam Á

Câu 4: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

  • A. Chính phủ hộ pháp  
  • B. Trung Hoa Dân quốc  
  • C. Mãn Châu Quốc  
  • D. Chính phủ quốc dân

Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

  • A. Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường  
  • B. Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn  
  • C. Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt  
  • D. Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Câu 6: Vì sao từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

  • A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất  
  • B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản  
  • C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc
  • D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Câu 7: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Lợi nhuận thu được từ chiến tranh thế giới thứ nhất  
  • B. Sự cải tiến kĩ thuật sản xuất  
  • C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có  
  • D. Sự đầu tư, viện trợ của Mĩ

Câu 8: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?

  • A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt  
  • B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản  
  • C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước  
  • D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Câu 9: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

  • A. Đảng Dân chủ Tự do
  • B. Đảng Xã hội
  • C. Đảng Dân chủ
  • D. Đảng Cộng sản

Câu 10: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

  • A. Hàn Quốc        
  • B. Trung Quốc  
  • C. Triều Tiên   
  • D. Đài Loan

Câu 11: Vì sao từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

  • A. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh.
  • B. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc.
  • C. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất.
  • D. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản.

Câu 12: Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

  • A. Giải quyết tình trạng nhập cư.
  • B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu.
  • C. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
  • D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa.

Câu 13: Nhờ đâu mà sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh?

  • A. Được Mĩ giúp đỡ khôi phục, phát triển kinh tế.
  • B. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến.
  • C. Đơn đặt hàng quân sự của các nước.
  • D. Tiền bồi thường chiến phí của các nước.

Câu 14: Đâu là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?

  • A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
  • B. Gây chiến tranh chia lại thị trường các nước thuộc địa.
  • C. Thông qua việc xâm lược các nước.
  • D. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 15: Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân phiệt là tổ chức nào?

  • A. Phái "Sĩ quan già".
  • B. Đảng Cộng sản Nhật.
  • C. Giai cấp tư sản Nhật.
  • D. Phái "Sĩ quan trẻ".

Câu 16: Năm 1929 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Nhật?

  • A. Ta-na-ca trình bản "tấu thỉnh" đề ra kế hoạch xâm lược.
  • B. Trận động đất lớn khiến Tô-ki-ô sụp đổ.
  • C. Diễn ra cuộc "bạo động lúa gạo".
  • D. Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

Câu 17: Năm 1922 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Nhật?

  • A. Đảng Cộng sản Nhật thành lập.
  • B. Diễn ra cuộc "bạo động lúa gạo".
  • C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.
  • D. Trận động đất lớn khiến Tô-ki-ô sụp đổ.

Câu 18: Năm 1918 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Nhật?

  • A. Diễn ra cuộc "bạo động lúa gạo".
  • B. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.
  • C. Trận động đất lớn khiến Tô-ki-ô sụp đổ.
  • D. Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

Câu 19: "So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu...." là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở nước nào?

  • A. Nhật.
  • B. Mĩ.
  • C. Đức.
  • D. Pháp.

Câu 20: Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?

  • A. 6/1922.
  • B. 8/1922.
  • C. 7/1921.
  • D. 7/1922.

Câu 21: Đâu không phải tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Chỉ phát triển vài năm sau chiến tranh.
  • B. Trở thành trung tâm kinh tế thế giới.
  • C. Nông nghiệp lạc hậu.
  • D. Sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh.

Câu 22: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành 

  • A. công nghiệp nặng.
  • B. công nghiệp nhẹ.
  • C. tài chính - ngân hàng.
  • D. nông nghiệp.

Câu 23: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã làm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

  • A. bị phá sản hoàn toàn.
  • B. chuyển đổi sang phát xít hóa.
  • C. phát triển chậm lại.
  • D. tăng nhanh chóng.

Câu 24: Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

  • A. Ban hành đạo luật phục hưng công - nông nghiệp.
  • B. Tiến hành cải cách nền kinh tế xã hội đất nước.
  • C. Tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.
  • D. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng.

Câu 25: Khởi đầu kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới, Nhật Bản đã tấn công

  • A. Việt Nam, Lào.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Các nước Đông Nam Á.
  • D. Triều Tiên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HỌc KỲ

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

CHƯƠNG 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.