A. Kiến thức trọng tâm
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì
- Về phía Pháp:
- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự
- Đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế
- Cướp đoạt ruộng đất của dân
- Mở trường đào tạo tay sai
- Về phía triều đình:
- Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời
- Vơ vét tiền của của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí => kinh tế sa sút, binh lực yếu
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc
- Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
- Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Tây Nam Trung Quốc
- Nguyên nhân trực tiếp : Lấy cớ đem quân ra bắc để giải quyết vụ Đuy-puy b.
- Diễn biến:
- Sáng 20/11/1873 Pháp đánh Hà Nội
- Trưa 20/11/1873 thành Hà Nội thất thủ
- Kết quả: Chưa đầy một tháng Pháp chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 –1874)
a. Tại Hà Nội
- Nhân dân Hà Nội chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay
- Tổ chức Nghĩa hội được thành lập
- Ngày 21/12/1873 nhân dân Hà Nội chiến thắng lớn tại Cầu Giấy
b. Tại các tỉnh Bắc Kì
- Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi
- Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập
c. Điều ước Giáp Tuất
- Pháp rút quân khỏi Bắc Kì
- Triều đình cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
- Âm mưu của Pháp
- Sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa.
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai.
- Diễn biến:
- 3/4/1882: quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội
- 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư buộc tổng đốc Hoàng Diệu giao thành Hà Nội. Không đợi trả lời Pháp nổ súng tấn công.
- Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ Hoàng Diệu tự tử.
- Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp
- Ở Hà Nội nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.
- Tại nơi khác, nhân dân cũng tích cực đánh giặc
- 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Rivie bị giết tại trận
- Pháp hoảng sợ định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp sẽ rút quân
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ
- 18/8/1883 Pháp bắt đầu tấn công Thuận An => 20/8/1883 Pháp đỗ bộ lên khu vực này.
- 25/8/1883 triều đình Huế xin đình chiến và ký Hiệp ước Hac-măng. Triều đình thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
- 6/6/1884 Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với Hiệp ước này, nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn súp đỗ.
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 120 – sgk lịch sử 8
Những nét cơ bản về tình hình Việt Nam sau năm 1867?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 120 – sgk lịch sử 8
Thực dân đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 120 – sgk lịch sử 8
Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Xem lời giải
Câu 6: Trang 122 – sgk lịch sử 8
Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
Xem lời giải
Câu 7: Trang 123 – sgk lịch sử 8
Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?
Xem lời giải
Câu 8: Trang 124 – sgk lịch sử 8
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?
Xem lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 124 – sgk lịch sử 8
Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 124 – sgk lịch sử 8
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
Xem lời giải
Câu hỏi: Trình bày cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai?