Trắc nghiệm hóa học 11 bài 46: Luyện tập andehit, axeton và axit cacboxylic

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 46: Luyện tập andehit, axeton và axit cacboxylic. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Câu nào sau đây là không đúng?

  • A. Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm CHO liên kết với H là andehit
  • B. Andehit vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa
  • C. Hợp chất R-CHO có thể điều chế được từ R-CH$_{2}$OH
  • D. Trong phân tử andehit no đơn chức, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết xichma ($\sigma$)

Câu 2: Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế axit axetic là: 

  • A. Tổng hợp từ CH$_{3}$OH và CO
  • B. Phương pháp oxi hóa CH$_{3}$CHO
  • C. Phương pháp lên men giấm từ ancol etylic
  • D. Điều chế từ muối axetat

Câu 3: Đốt cháy a mol axit hữu cơ, mạch hở, đơn chức A được b mol CO$_{2}$ và c mol H$_{2}$O. Biết a= b-c. Phát biểu đúng là: 

  • A. A là axit no
  • B. A có thể làm mất màu nước brom
  • C. A có chứa 3 liên kết $\pi$ trong phân tử
  • D. A có thể cho phản ứng tráng gương

Câu 4: Hợp chất X có CTPT là C$_{3}$H$_{6}$O tác dụng với Na, H$_{2}$ và tham gia phản ứng trùng hợp. Vậy X là: 

  • A. Propanal
  • B. Axeton 
  • C. Ancol anlylic
  • D. Metyl vinyl ete

Câu 5: So sánh nhiệt độ sôi của các chất : Axit axetic, axeton, propan, etanol

  • A. CH$_{3}$COOH > CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{3}$> CH$_{3}$COCH$_{3}$> C$_{2}$H$_{5}$OH
  • B. C$_{2}$H$_{5}$OH>CH$_{3}$COOH>CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{3}$> CH$_{3}$COCH$_{3}$
  • C. CH$_{3}$COOH>C$_{2}$H$_{5}$OH>CH$_{3}$COCH$_{3}$>CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{3}$
  • D. C$_{2}$H$_{5}$OH>CH$_{3}$COCH$_{3}$>CH$_{3}$COOH>CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{3}$

Câu 6: Phân biệt axeton, andehit fomic, andehit axetic, axit axetic 

  • A. Dung dịch NaOH, dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$
  • B. Na, Dung dịch NaHSO$_{3}$
  • C. Dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$, Na
  • D. H$_{2}$/Ni, Dung dịch HCN

Câu 7: So sánh tính axit của các chất sau (xếp theo thứ tự tăng dần: 

CH$_{3}$CHClCH$_{2}$COOH (1)

CH$_{2}$ClCH$_{2}$CH$_{2}$COOH (2)

CH$_{3}$CH$_{2}$CHClCOOH (3)

CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$COOH (4)

  • A. 1< 3< 2< 4
  • B. 2< 1< 3< 4
  • C. 4< 3< 2< 1
  • D. 4< 2< 1< 3

Câu 8: Cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ 2, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO$_{3}$. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích CO$_{2}$ thu được ở cùng nhiệt độ, áp suất là: 

  • A. Hai ống bằng nhau
  • B. Ống 1 nhiều hơn ống 2
  • C. Ống 2 nhiều hơn ống 1
  • D. Cả hai ống đều nhiều hơn 22,4 lít (đktc)

Câu 9: Cho biết tên thông thường của axit sau:  CH$_{3}$(CH$_{2})_{3}$COOH

  • A. Axit valeric
  • B. Axit pentanoic
  • C. Axit fumaria
  • D. Axit maleic

Câu 10: Các hợp chất hữu cơ mạch hở chỉ chứa các nguyên tố cacbon, hidro, và oxi là X, Y, Z, T đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. Chất X không tác dụng được với Na và dung dịch NaOH, không tham gia phản ứng tráng gương. Các chất Y, Z, T tác dụng với Na giải phóng khí H$_{2}$. Khi oxi hóa Y (có xúc tác) sẽ tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất Z tác dụng được với dung dịch NaOH. Chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. 

Tìm CTCT của X, Y, Z, T (lần lượt)?

  • A. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH; CH$_{3}$OC$_{2}$H$_{5}$; HOCH$_{2}$CHO; CH$_{3}$COOH
  • B. CH$_{3}$OC$_{2}$H$_{5}$; CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH;  CH$_{3}$COOH; HOCH$_{2}$CHO
  • C. CH$_{3}$OC$_{2}$H$_{5}$; CH$_{3}$CH(CH$_{3}$)OH; CH$_{3}$COOH; HOCH$_{2}$CHO
  • D. HOCH$_{2}$CHO; CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH; CH$_{3}$COOH; CH$_{3}$OC$_{2}$H$_{5}$

Câu 11: Từ CH$_{3}$CH$_{2}$CHO, có thể tham gia phản ứng trực tiếp tạo các sản phẩm sau: 

  • A. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH; HOOC-CH$_{2}$-COOH
  • B. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH; CH$_{3}$CH$_{2}$COOH
  • C. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{3}$; CH$_{3}$CH$_{2}$COOH
  • D. CH$_{3}$CH(OH)CH$_{3}$; CH$_{3}$CH$_{2}$COOH

Câu 12: Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng gương?

  • A. CH$_{2}$Cl-CH$_{2}$Cl
  • B. CH$_{3}$CHCl$_{2}$
  • C. CH$_{3}-CCl$_{3}$
  • D. CH$_{3}$COOCH(CH$_{3})_{2}$

Câu 13: Nhỏ dung dịch andehit fomic vào ống nghiệm chứa kết tủa Cu(OH)$_{2}$, đun nóng nhẹ sẽ thấy kết tủa đỏ gạch. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn đúng hiện tượng xảy ra?

  • A. H-CH=O+ Cu(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ H-COOH + Cu+ H$_{2}$O
  • B. H-CH=O + 2Cu(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ H-COOH + Cu$_{2}$O + 2H$_{2}$O
  • C. H-CH=O+ 2Cu(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ H-COOH + 2CuOH+ H$_{2}$O
  • D. H-CH=O+ Cu(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ H-COOH + CuO+ H$_{2}$

Câu 14: Axit đicacboxylic mạch phân nhánh có thành phần các nguyên tố: 

                         %C= 40,68%; %H= 5,08%; %O= 54,24%

CTCT thu gọn của axit đó là: 

  • A. (CH$_{3})_{2}$C(COOH)$_{2}$
  • B. CH$_{3}$CH(COOH)$_{2}$
  • C. HOOC-CH$_{2}$-CH$_{2}$-COOH
  • D. CH$_{3}$CH$_{2}$CH(COOH)$_{2}$

Câu 15: Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (M$_{X}$<M$_{Y}$). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H$_{2}$O bằng số mol CO$_{2}$. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là: 

  • A. 39,66%
  • B. 60,34%
  • C. 21,84%
  • D. 78,16%

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit có tính thuận nghịch
  • B. Este là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ hoặc axit vô cơ với ancol
  • C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazo không có tính thuận nghịch
  • D. Công thức chung của este giữa axit no đơn chức và ancol no đơn chức là C$_{n}$H$_{2n+2}$O$_{2}$ (n $\geq$ 2)

Câu 17: Để chứng minh cấu tạo của glucozo có nhóm chức -CHO ngườu ta thực hiện phản ứng sau: 

  • A. Khử H$_{2}$ trong điều kiện thích hợp
  • B. Cho glucozo tác dụng với AgNO$_{3}$/NH$_{3}$ đun nóng
  • C. Cho glucozo tác dụng với phenol có xúc tác
  • D. Cho glucozo tác dụng với dung dịch brom

Câu 18: Cho 6,6 gam một andehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO$_{3}$ trong dung dịch NH$_{3}$, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO$_{3}$ loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy  nhất, đktc). CTCT thu gọn của X là: 

  • A. CH$_{3}$CHO
  • B. HCHO
  • C. CH$_{3}$CH$_{2}$CHO
  • D. CH$_{2}$=CHCHO

Câu 19: Cho biết hệ số cân bằng của phản ứng sau:

CH$_{3}$CHO + KMnO$_{4}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ $\rightarrow $ CH$_{3}$COOH + MnSO$_{4}$ + K$_{2}$SO$_{4}$ + H$_{2}$O

  • A. 5, 2, 4, 5, 2, 1, 4
  • B. 5, 2, 2, 5, 2,1, 2
  • C. 5, 2, 3, 5, 2, 1, 3
  • D. Cả ba đều sai

Câu 20: Dẫn hơi của 3 gam etanol đi vào trong ống sứ đun nóng chứa bột CuO ( lấy dư). Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ được chất lỏng X. Khi X phản ứng hoàn toàn AgNO$_{3}$ tron dung dịch NH$_{3}$ dư thấy có 8,1 gam bạc kết tủa. Hiệu suất quá trình oxi hóa etanol bằng: 

  • A. 57,5%
  • B. 60%
  • C. 55,7%
  • D. 75%

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11

HỌC KỲ

Trắc nghiệm học kì I

Trắc nghiệm học kì II

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.