Trắc nghiệm hóa 11 chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

  • A. Nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P,...
  • B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.
  • C. Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  • D. Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P,...

Câu 2: Để biết cụ thể về số lượng nguyên tử, cách liên kết và thứ tự liên kết các nguyên tử trong một phân tử hợp chất hữu cơ, ta phải dùng công thức nào? 

  • A. Công thức tổng quát
  • B. Công thức cấu tạo
  • C. Công thức phân tử
  • D. Cả ba phương án đều sai

Câu 3: Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do: 

  • A. Hai liên kết p và một liên kết s
  • B. Hai liên kết s và một liên kết p
  • C. Một liên kết s, một liên kết p, một liên kết cho nhận
  • D. Ba liên kết s

Câu 4: Hãy chọn định nghĩa đúng về đồng phân? 

  • A. Đồng phân là những chất có cùng khối lượng phân tử nhưng có tính chất khác nhau
  • B. Đồng phân là những chất có tính chất hóa học giống nhau và công thức cấu tạo hoàn toàn giống nhau
  • C. Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử và tính chất hóa học hoàn toàn giống nhau
  • D. Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau

Câu 5: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? 

  • A. C$_{2}$H$_{4}$
  • B. C$_{2}$H$_{2}$
  • C. C$_{6}$H$_{6}$
  • D. C$_{2}$H$_{6}$

Câu 6: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :

  • A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
  • B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
  • C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
  • D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít CO$_{2}$ (đktc), 5,3 gam Na$_{2}$CO$_{3}$ và 2,7 gam nước. Khối lượng nguyên tố O có trong 8,2 gam X là? 

  • A. 6,1 gam
  • B. 3,8 gam
  • C. 5,5 gam
  • D. 3,2 gam

Câu 8: Hãy chọn mệnh đề đúng?

  • A. Công thức đơn giản nhất ( công thức thực nghiệm) cho biết hợp chất gồm những nguyên tố gì
  • B. Công thức đơn giản nhất cho biết số nguyên tử của nguyên tố có thành phần phần trăm khối lượng nhỏ nhất
  • C. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ đơn giản nhất của số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
  • D. Công thức đơn giản nhất không bao giờ trùng với công thức phân tử

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam hợp chất hữu cơ A cần dùng 0,784 lít O$_{2}$ (đktc) thì thu được CO$_{2}$ và H$_{2}$O. Biết V$_{CO_{2}}$ = $\frac{6}{7}$V$_{O_{2}}$; m$_{CO_{2}}$= 2.444m$_{H_{2}O}$ và khi hóa hơi 1,85 gam A thì thu được thể tích đúng bằng thể tích 0,8 gam O$_{2}$ ở cùng điều kiện. Vậy A có công thức là: 

  • A. C$_{3}$H$_{6}$O$_{2}$
  • B. C$_{6}$H$_{12}$O$_{4}$
  • C. C$_{4}$H$_{10}$O
  • D. C$_{3}$H$_{6}$O$_{3}$

Câu 10: Một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O, trong đó C chiếm 40%. Công thức phân tử của X là? 

  • A. CH$_{2}$O
  • B. C$_{2}$H$_{4}$O$_{2}$
  • C. C$_{a}$H$_{2a}$O$_{a}$
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: CTCT sau có tên gọi là :

 

  • A. 2,2,4-trimetyl pentan.        
  • B. 2,4-trimetyl petan.
  • C. 2,4,4-trimetyl pentan.        
  • D. 2-đimetyl-4-metyl

Câu 12: Các đồng phân cấu tạo của C$_{6}$H$_{14}$ là: 

  1. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{3}$
  2. (CH$_{3})_{2}$CH-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{3}$
  3. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH(CH$_{3}$)-CH$_{2}$-CH$_{3}$
  4. (CH$_{3})_{2}$CH-CH(CH$_{3})_{2}$
  5. (CH$_{3})_{3}$C-CH$_{2}$-CH$_{3}$

Đồng phân có số nguyên tử H nhiều nhất liên kết với cacbon bậc nhất là? 

  • A. 1 và 2
  • B. 1 và 4
  • C. 3 và 4
  • D. 4 và 5

Câu 13: Dùng phương pháp nào thích hợp cho việc tách hỗn hợp 2 chất lỏng không tan hoàn toàn vào nhau?

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Cô cạn
  • D. Lọc

Câu 14: Cho các phân tử CCl$_{4}$, CHCl$_{3}$, CH$_{3}$CH$_{3}$, CH$_{4}$

Cho biết cách lai hóa của C trong 4 hợp chất trên. Trong phân tử nào, C là tâm của một tứ diện đều?

  • A. C đều là lai hóa sp$^{3}$; chỉ có CH$_{4}$
  • B. C đều lai hóa sp$^{3}$; CCl$_{4}$, CHCl$_{3}$, CH$_{4}$
  • C. C có lai hóa sp$^{2}$ trong CH$_{3}$CH$_{3}$ và sp$^{3}$ trong ba hợp chất còn lại; CCl$_{4}$ và CH$_{4}$
  • D. C đều có lai hóa sp$^{3}$; CH$_{4}$, CCl$_{4}$

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

  • A. 36,36%          
  • B. 27,27%
  • C. 40,91%          
  • D. 54,54%.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là

  • A. 75%          
  • B. 60%
  • C. 80 %          
  • D. 90%.

Câu 17: Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?

  • A. 26,215%          
  • B. 58,54%
  • C.11,18%          
  • C.4,065%

Câu 18: Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách ra từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích limonen cho thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau : %mC = 88,235% ; %mH = 11,765%. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí bằng 4.690. Công thức phân tử của limonen là

  • A. C10H16   
  • B. C10H18   
  • C. C10H16O   
  • D. C8H8O2.

Câu 19: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết π và vòng là:

  • A. $\frac{1}{2}$(2x-y + t+2).    
  • B. (2x-y + t+2).
  • C. $\frac{1}{2}$(2x-y - t+2).    
  • D. $\frac{1}{2}$(2x-y + z + t+2).

Câu 20: Phân tích 0,45 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, N), thu được 0,88 gam CO2. Mặt khác , nếu phân tích 0,45 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được dung dịch Y. Trung hòa axit dư trong Y cần 70 ml dung dịch NaOH 1M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 2,009 gam. Công thức phân tử của X là: 

  • A. C7H7N
  • B. C7H6N2
  • C. C6H7N
  • D. C7H8N2

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11

HỌC KỲ

Trắc nghiệm học kì I

Trắc nghiệm học kì II

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.