Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 11 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho mẩu Zn vào dung dịch ( NaNO$_{3}$ + NaOH) và đun nóng. Hiện tượng quan sát được là? 

  • A. Không có hiện tượng gì xảy ra
  • B. Có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra và Zn tan
  • C. Zn tan và khí không màu, mùi khai thoát ra
  • D. Ban đầu Zn tan sau đó không tan

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO$_{3}$ từ : 

  • A. NH$_{3}$ và O$_{2}$
  • B. NaNO$_{2}$ và H$_{2}$SO$_{4}$ đặc
  • C. NaNO$_{3}$ và H$_{2}$AO$_{4}$ đặc
  • D. NaNO$_{3}$ và HCl đặc

Câu 3: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO$_{3}$ không đóng vai trò là chất oxi hóa? 

  • A. ZnS + HNO$_{3}$ $\rightarrow $
  • B. Fe$_{2}$O$_{3}$ + HNO$_{3}$ $\rightarrow $
  • C. FeSO$_{4}$ + HNO$_{3}$ ( loãng) $\rightarrow $
  • D. Cu + HNO$_{3}$ ( đặc, nóng) $\rightarrow $

Câu 4: Cho 11,6 gam FeCO$_{3}$ tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO$_{3}$, được hỗn hợp khí CO$_{2}$, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì thu được dung dịch có thể hòa tan tối đa bao nhiêu bột kim loại đồng, biết rằng có khí NO bay ra? 

  • A. 14,4
  • B. 7,2
  • C. 16
  • D. 32

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO$_{3}$ 4M và H$_{2}$SO$_{4}$ 7M (đậm đặc) thu được 0,1 mol mỗi khí SO$_{2}$, NO và N$_{2}$O. Số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là? 

  • A. 0,3 và 0,4 
  • B. 0,1 và 0,7
  • C. 0,3 và 0,2
  • D. 0,5 và 0,2

Câu 6: CHo kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO$_{3}$ thu được 1,008 lít hỗn hợp hai khí NO và NO$_{2}$ (đktc). Sau phản ứng kết thúc, khối lượng bình  phản ứng giảm 1,42 gam. Số mol NO và NO$_{2}$ lần lượt là: 

  • A. 0.0414 và 0,0054
  • B. 0,04 và 0,0044
  • C. 0,040625 và 0,004375
  • D. 0,0 407 và 0,0042

Câu 7: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí NO$_{2}$ và khí O$_{2}$?

  • A. Sn(NO$_{3})_{2}$, Pb(NO$_{3})_{2}$, Hg(NO$_{3})_{2}$, Ni(NO$_{3})_{2}$
  • B. Sn(NO$_{3})_{2}$, Pb(NO$_{3})_{2}$, Zn(NO$_{3})_{2}$, Mn(NO$_{3})_{2}$
  • C. Sn(NO$_{3})_{2}$, Pb(NO$_{3})_{2}$, Li(NO$_{3})_{2}$, Mn(NO$_{3})_{2}$
  • D. Cu(NO$_{3})_{2}$, Mg(NO$_{3})_{2}$, Ca(NO$_{3})_{2}$, Mn(NO$_{3})_{2}$

Câu 8: Tiến hành nung m gam muối Cu(NO$_{3})_{2}$, khi phản ứng xảy ra xong thì khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng muối Cu(NO$_{3})_{2}$ bị phân hủy là? 

  • A. 82 gam
  • B. 29 gam
  • C. 74 gam
  • D. 49 gam

Câu 9: Hòa tan 24 gam một oxit của một kim loại có hóa trị cao nhất là III vào dung dịch HNO$_{3}$ dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 72,6 gam muối khan. Công thức phân tử của oxit trên là? 

  • A. Al$_{2}$O$_{3}$
  • B. Fe$_{2}$O$_{3}$
  • C. Cr$_{2}$O$_{3}$
  • D. Fe$_{3}$O$_{4}$

Câu 10: Để điều chế 5 lít dung dich HNO$_{3}$ 21% (D= 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH$_{3}$ với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH$_{3}$ tối thiểu cần dùng là? 

  • A. 336 lít
  • B. 560 lít
  • C. 672 lít
  • D. 448 lít

Câu 11: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. HNO$_{3}$ phản ứng với tất cả các bazo
  • B. HNO$_{3}$ (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt
  • C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac
  • D. Hỗn hợp muối nitrar và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy

Câu 12: Nung nóng AgNO$_{3}$ được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vao Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là? 

  • A. 20%
  • B. 25%
  • C. 30%
  • D. 40%

Câu 13: Chỉ sử dụng HNO$_{3}$ loãng có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: 

MgCO$_{3}$, Fe$_{3}$O$_{4}$, CuO, Al$_{2}$O$_{3}$?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp gồm Fe$_{3}$O$_{4}$ và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO$_{3}$ vừa đủ chứa 0,77 mol HNO$_{3}$ thu được dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO$_{2}$. Khối lượng mol trung bình của Z bằng: 

  • A. 42
  • B. 38
  • C. 40,667
  • D. 35,333

Câu 15: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)$_{2}$, FeCO$_{3}$, Fe$_{3}$O$_{4}$ ( trong đó Fe$_{3}$O$_{4}$ chiếm 1/4 tổng số mol hỗn hợp) tác dụng với dung dịch HNO$_{3}$ loãng dư, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm NO và CO$_{2}$ (đktc) có tỉ khối so với H$_{2}$ là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được ( m+ 280,8) gam muối khan. Giá trị của m là? 

  • A. 148,4
  • B. 173,6
  • C. 154,8
  • D. 43,2

Câu 16: Cho 100ml dung dịch axit HNO$_{3}$ 0,1M tác dụng với 0,69 gam Na thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Vậy m có giá trị là? 

  • A. 1,49
  • B. 1,31
  • C. 165
  • D. 0,69

Câu 17: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al vào HNO$_{3}$ đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lít NO$_{2}$ (ở 0$^{\circ}$C, 2atm). Cũng m gam hỗn hợp trên khi hòa tan trong HNO$_{3}$ loãng dư thì thu được 0,168 lít khí NO ( ở 0$^{\circ}$C, 4atm). Giá trị của m là? 

  • A. 0,855
  • B. 0,765
  • C. 0,9
  • D. 1,02

Câu 18: Thành phần chính của quặng photphorit là: 

  • A. CaHPO$_{4}$
  • B. NH$_{4}$H$_{2}$PO$_{4}$
  • C. Ca(H$_{2}$PO$_{4})_{2}$
  • D. Ca$_{3}$(PO$_{4})_{2}$

Câu 19: Cho các phản ứng sau: 

(1). Ca$_{3}$(PO$_{4})_{2}$ + C+ Si ( lò điện) ; 

(2). NH$_{3}$ + O$_{2}$( t$^{\circ}$C cao);

(3). Cu(NO$_{3})_{2}$ ( t$^{\circ}$C cao); 

(4). NH$_{4}$Cl+ NaOH

Trong các phản ứng trên, những phản ứng tạo ra đơn chất là

  • A. (1), (2), (4)
  • B. (1), (3), (4)
  • C. (2), (3), (4)
  • D. (1), (2), (3)

Câu 20: Lấy V ml dung dịch H$_{3}$PO$_{4}$ 1M đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X có chứa 14,95 gam hỗn hợp muối. 

Giá trị của V là: 

  • A. 85
  • B. 75
  • C. 125
  • D. 150

Câu 21: Cho 4 dung dịch sau: Na$_{3}$PO$_{4}$, Na$_{2}$HPO$_{4}$, NaH$_{2}$PO$_{4}$ và H$_{3}$PO$_{4}$ có cùng nồng độ mol, có các giá trị pH lần lượt là: pH$_{1}$, pH$_{2}$, pH$_{3}$, và pH$_{4}$. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với sự tăng dần độ pH? 

  • A. pH$_{1}$< pH$_{2}$< pH$_{3}$< pH$_{4}$
  • B. pH$_{4}$< pH$_{3}$< pH$_{2}$< pH$_{1}$
  • C. pH$_{3}$< pH$_{4}$< pH$_{1}$< pH$_{2}$
  • D. pH$_{2}$< pH$_{1}$< pH$_{4}$< pH$_{3}$

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO$_{3}$ 63% ( đặc, nóng) thu được dung dịch X và V lít khí (đktc) NO$_{2}$ duy nhất. Giá trị của V là? 

  • A. 11,2
  • B. 5,6
  • C. 10,08
  • D. 8,96

Câu 23: Khi dẫn NH$_{3}$ vào bình chứa H$_{3}$PO$_{4}$ khan thu được phân bón amophot, biết n$_{NH_{3}}$: n$_{H_{3}PO_{4}}$= 3: 2. Nếu dùng hết 1,96 gam H$_{3}$PO$_{4}$ thì khối lượng phân bón thu được là? 

  • A. 2,47 gam
  • B. 1,95 gam
  • C. 3,45 gam
  • D. 2,7 gam

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX$_{3}$ trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H$_{3}$PO$_{4}$ là một axit hai nấc. Công thức của PX$_{3}$ là?

  • A. PBr$_{3}$
  • B. PI$_{3}$
  • C. PF$_{3}$
  • D. PCl$_{3}$

Câu 25: Cho sơ đồ sau:  HCl+ muối X $\rightarrow $ H$_{3}$PO$_{4}$ + NaCl

Hãy cho biết có bao nhiêu muối X thỏa mãn

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 3

Câu 26: Nhận xét nào sau đây là đúng ?

  • A. Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca$_{3}$(PO$_{4})_{2}$.CaF$_{2]$
  • B. Trong công nghiệp, P được điều chế từ Ca$_{3}$P, SiO$_{2}$ và C
  • C. Ở điều kiện thường, P đỏ tác dụng với O$_{2}$ tạo ra sản phẩm P$_{2}$O$_{5}$
  • D. Các muối Ca$_{3}$(PO$_{4})_{2}$ và CaHPO$_{4}$ đều tan trong nước

Câu 27: Lấy 124 gam P đem điều chế H$_{3}$PO$_{4}$ với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Thể tích dung dịch H$_{3}$PO$_{4}$ 35% ( D= 1,25 gam/ml) có thể thu được là: 

  • A. 1220 ml
  • B. 936 ml
  • C. 1000 ml
  • D. 896 ml

Câu 28: Photpho trắng thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dung dịch nào? 

  • A. Dầu hỏa
  • B. Nước
  • C. Benzen
  • D. ete

Câu 29: Loại than nào sau đây không có trong thiên nhiên? 

  • A. than chì
  • B. than cốc
  • C. than nâu
  • D. than antranxit

Câu 30: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với cacbon? 

  • A. CuO, ZnO, CO$_{2}$, H$_{2}$, HNO$_{3}$ đặc, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc,
  • B. Al$_{2}$O$_{3}$, K$_{2}$O, Ca, HNO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, 
  • C. CuO, MgO, CO$_{2}$, HNO$_{3}$ đặc, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, CO$_{2}$
  • D. Ag$_{2}$O, BaO, Al, HNO$_{3}$ đặc,  H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, CO$_{2}$

Câu 31: Cacbon có mấy dạng thù hình? 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 32: Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị? 

  • A. Vì các hợp chất của cacbon đều là hợp chất kém bền
  • B. Vì hợp chất của cacbon có tính lưỡng tính
  • C. Vì cacbon là phi kim yếu, khả năng nhường nhận electron đều yếu
  • D. Vì cacbon tạo được nhiều hợp chất với các nguyên tố

Câu 33: Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt, thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất. Có tính điển hình trên là một phần do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể: 

  • A. Ion điển hình
  • B. Nguyên tử điển hình
  • C. Kim loại điển hình
  • D. Phân tử điển hình

Câu 34: Trong các dạng tồn tại của cacbon, dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất? 

  • A. Tinh thể kim cương
  • B. Tinh thể than chì
  • C. Cacbon vô định hình
  • D. Các dạng đều hoạt động mạnh như nhau

Câu 35: Một hợp chất hữu cơ (Z) có công thức  nguyên là (C$_{3}$H$_{8}$O)$_{n}$. Công thức phân tử của hợp chất trên là

  • A. C$_{6}$H$_{16}$O$_{2}$
  • B, C$_{3}$H$_{8}$O
  • C. C$_{9}$H$_{24}$O$_{3}$
  • D. Không xác định được

Câu 36: Ứng vơi $n$= 1 thì công thức nguyên nào sau đây sẽ là công thức phân tử? 

  • A. (C$_{a}$H$_{2a+ 1})_{n}$
  • B. (C$_{3}$H$_{6}$Cl)$_{n}$
  • C. (C$_{3}$H$_{8}$N)$_{n}$
  • D. (C$_{2}$H$_{6}$O)$_{n}$

Câu 37: Một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O, trong đó C chiếm 40%. Công thức phân tử của X là? 

  • A. CH$_{2}$O
  • B. C$_{2}$H$_{4}$O$_{2}$
  • C. C$_{a}$H$_{2a}$O$_{a}$
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 38: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C$_{2}$H$_{4}$O. Tỷ khối hơi của X so với hidro là 44. Công thức phân tử của X là? 

  • A. C$_{2}$H$_{4}$O
  • B. C$_{5}$H$_{12}$O
  • C. C$_{4}$H$_{8}$O$_{2}$
  • D. C$_{3}$H$_{4}$O$_{3}$

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 0,282 gam chất hữu cơ A, cho sản phẩm cháy đi qua lần lượt bình 1 đựng CaCl$_{2}$ khan và bình 2 đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm, người ta thấy bình 1 tăng 0,194 gam và bình 2 tăng 0,8 gam. Mặt khác khi đốt 0,186 gam A thì thu được 22,4 ml N$_{2}$ (đktc). Xác định công thức phân tử của A, biết A chỉ chứa 1 nguyên tử N

  • A. C$_{6}$H$_{7}$N
  • B. C$_{2}$H$_{4}$N
  • C. C$_{6}$H$_{6}$N
  • D. C$_{2}$H$_{5}$N

Câu 40: Phân tích 1,18 gam một hợp chất hữu cơ X có chứa N thu được 2,64 g CO$_{2}$, 1,62 g H$_{2}$O. N được chuyển hóa thành NH$_{3}$. Cho NH$_{3}$ này đi qua 30 ml dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 1M. Để trung hòa axit dư cân 100ml dung dich NaOH 0,4M. Tỷ khối hơi của X so với không khí bằng 2,034. Xác định công thức phân tử của X

  • A. C$_{2}$H$_{7}$N
  • B. C$_{3}$H$_{9}$N
  • C. C$_{3}$H$_{7}$N
  • D. C$_{2}$H$_{7}$N

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11

HỌC KỲ

Trắc nghiệm học kì I

Trắc nghiệm học kì II

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.