Trắc nghiệm hóa học 11 bài 25: Ankan

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 25: Ankan. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Công thức tổng quát của ankan là: 

  • A. C$_{n}$H$_{2n+ 2}$
  • B. C$_{n}$H$_{2n}$
  • C. C$_{n}$H$_{n+ 2}$
  • D. C$_{n}$H$_{2n-2}$

Câu 2: Các hidrocacbon no được dùng lam nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Hidrocacbon no cháy tỏa nhiệt nhiều và có nhiều ở trong tự nhiên
  • B. Hidrocacbon no là chất nhẹ hơn nước
  • C. Hidrocacbon no có phản ứng thế
  • D. Hidrocacbon no có nhiều trong tự nhiên

Câu 3: Tính chất hóa học đặc trưng của Hidrocacbon no là

  • A. Phản ứng thế
  • B. Phản ứng oxi hóa
  • C. Phản ứng tách
  • D. Phản ứng phân hủy

Câu 4: Khi cho etan tác dụng với clo có ánh sáng khuếch tán thì thu được bao nhiêu sản phẩn triclo của etan?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Thành phần % khối lượng của nguyên tố C trong phân tử ankan thay đổi như thế nào theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong dãy đồng đẳng?

  • A. không đổi
  • B. không theo quy luật
  • C. tăng dần
  • D. giảm dần

Câu 6: Công thức cấu tạo CH$_{3}$CH(CH$_{3}$)CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{3}$ ứng với tên gọi nào sau đây?

  • A. 1,1-đimetylbutan
  • B. 2-metylpentan
  • C. neopentan
  • D. isobutan

Câu 7: Một bình kín chứa 6,4 gam O$_{2}$ và 1,36 gam hỗn hợp khí A gồm 2 ankan. Bật tia lửa điện trong bình đó tì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là 136,5$^{\circ}$C. Nếu dẫn các chất trong bình sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)$_{2}$ lấy dư thì có 9,00 gam kết tủa tạo thành. Biết số mol ankan có phân tử khối nhỏ hơn nhiều gấp 1,5 lần số mol của ankal có phân tử khối lớn hơn. Phần trăm thể tích của ankan có phân tử khối nhỏ hơn trong bình là?

  • A. 20%
  • B. 8%
  • C. 12%
  • D. 60%

Câu 8: Trong các chất sau: 

(1)-C$_{4}$H$_{8}$,                  (2)-C$_{3}$H$_{8}$

(3)-CH$_{4}$                      (4)-C$_{5}$H$_{12}$

(5)-C$_{3}$H$_{6}$                   (6)-C$_{2}$H$_{4}$

(7)-C$_{6}$H$_{14}$

Các chất thuộc dãy đồng đẳng của ankan là: 

  • A. 3, 5, 7
  • B. 1, 3, 4, 7
  • C. 1, 3, 4, 6, 7
  • D. 2, 3, 4, 7

Câu 9: Khi Brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỷ khối hơi đối với hidro là 75,5. Tên của ankan đó là: 

  • A. 3,3- đimetylhexan
  • B. 2,2-đimetylpropan
  • C. isopentan
  • D. 2,2,3-trimetylpentan

Câu 10: Ankan X có công thức phân tử là C$_{5}$H$_{12}$. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là: 

  • A. 2,2-đimetylpropan
  • B. 2-metylbutan
  • C. pentan
  • D. 2-đimetylpropan

Câu 11: Ankan X chứa 20% hidro theo khối lượng. Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là: 

  • A. 8
  • B. 11
  • C. 6
  • D. 14

Câu 12: Hỗn hợp M để lòng, chứa hai ankan. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 63,28 lít không khí (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)$_{2}$ lấy dư thu được 36,00 gam kết tủa. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí thì khối lượng hỗn hợp M là:

  • A. 5,14
  • B. 5,1
  • C. 5,12
  • D. 5

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metan bằng phương pháp nào sau đây?

  • A. Nung natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút
  • B. Phân hủy hợp chất hữu cơ
  • C. Tổng hợp cacbon và hidro
  • D Cracking butan

Câu 14: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A. Ankan từ C$_{4}$H$_{10}$ trở đi có đồng phân cấu tạo
  • B. Ankan mà phân từ chỉ chứa C bậc I và C bậc II là ankan không phân nhánh
  • C. Ankan có cả dạng mạch hở và mạch vòng
  • D. A và B đúng

Câu 15: Cho isopentan tác dụng với Cl$_{2}$ theo tỉ lệ 1: 1 về số mol, có ánh sáng khuếch tán. Dẫn xuất monoclo nào dễ hình thành nhất?

  • A. CH$_{3}$CHClCH(CH$_{3})_{2}$
  • B. CH$_{3}$CH$_{2}$CCl(CH$_{3})_{2}$
  • C. (CH$_{3})_{2}$CHCH$_{2}$CH$_{2}$Cl
  • D. CH$_{3}$CH$_{2}$CH(CH$_{3}$)CH$_{2}$Cl

Câu 16: Trong các ankan đồng phân của nhau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

  • A. Đồng phân mạch không nhánh
  • B. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất
  • C. Đồng phân isoankan
  • D. Đồng phân tert-ankan

Câu 17: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào? 

  • A. Phản ứng thế
  • B. Phản ứng tách
  • C. Phản ứng cộng
  • D. Phản ứng cháy

Câu 18: Trong phương pháp điều chế etan dưới đây, phương pháp nào là sai?

  • A. Đun natri propionat với vôi xút
  • B. Cho etilen cộng hợp vs H$_{2}$
  • C. Tách nước khỏi ancol etylic
  • D. Cracking butan

Câu 19: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO$_{2}$ và hơi nước theo tỷ lệ thể tích 11: 15. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hai chất lần lượt là: 

  • A. 18,5% và 81,5%
  • B. 45% và 55%
  • C. 28,1% và 71,9%
  • D. 25% và 75%

Câu 20: Cho các chất sau: 

Chất nào là đồng đẳng của nhau?

  • A. I, III, IV
  • B. I, II, IV, V
  • C. III, IV, V
  • D. I, IV, V và I, II

Câu 21: Hỗn hợp X chứa ancol etylic (C$_{2}$H$_{5}$OH) và hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn tòa 18,9 gam X thu được 26,1 gam H$_{2}$O và 26,88 lít CO$_{2}$ (đktc). % về khối lượng của ankan có phân tử khối nhỏ hơn là?

  • A. 48,5%
  • B. 35,27%
  • C. 15,18%
  • D. 20,06%

Câu 22: Công thức cấu tạo của gốc isopropyl là: 

  • A. CH$_{3}$-CH$_{2}$-
  • B. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-
  • C. CH$_{3}$-CH(CH$_{3}$)-
  • D. CH$_{3}$-CH(CH$_{3}$)-CH$_{2}$-

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí ( trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO$_{2}$ và 9,9 gam nước. Thể tích không khí nhỏ nhất cần dùng để đốt hoàn toàn hỗn hợp trên là. ( các khí đo ở đktc)?

  • A. 70 lít
  • B. 78,4 lít
  • C. 84 lít
  • D. 56 lít

Câu 24: Khi cracking một đồng đẳng của pentan chỉ thu được sản phẩm gồm metan và 2-metylpropen (CH$_{2}$=C(CH$_{3})_{2}$), giả thiết rằng sự cắt mạch là tùy ý và không có sự đồng phân hóa. Tên gọi của đồng phân đem dùng là:

  • A. Isopentan
  • B. n-pentan
  • C. Neopentan
  • D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình đựng P$_{2}$O$_{5}$ và Ca(OH)$_{2}$ thì khối lượng các bình này tăng lên lần lượt là 0,9gam và 1,1 gam. Công thức phân tử của X là: 

  • A. C$_{4}$H$_{10}$
  • B. C$_{3}$H$_{8}$
  • C. C$_{2}$H$_{6}$
  • D. CH$_{4}$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11

HỌC KỲ

Trắc nghiệm học kì I

Trắc nghiệm học kì II

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.