Câu 1: Cho hai nhận xét sau:
I) Khi đốt cháy ankin sẽ thu được số mol CO$_{2}$> số mol H$_{2}$O
II) Khi đốt cháy một hidrocacbon X mà thu được số mol CO$_{2}$ > số mol H$_{2}$O thì X là ankin
Nhận xét nào đúng?
- A. I và II đều đúng
-
B. I đúng, II sai
- C. I sai, II đúng
- D. Cả hai đều sai
Câu 2: Dung dịch NH$_{3}$ không thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
- A. But-1-in và but-2-in
- B. axetilen và etilen
-
C. propin và but-1-in
- D. butadien và propin
Câu 3: Cho propin vào dung dịch AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$ xuất hiện kết tủa vàng nhạt là chất nào sau đây:
- A. AgC$\equiv $CAg
- B. AgC$\equiv $C-CAg$_{3}$
-
C. AgC$\equiv $C-CH$_{3}$
- D. CH$\equiv $C-CH$_{2}$Ag
Câu 4: Có bốn chất CH$_{2}$=CH-CH$_{3}$, CH$\equiv $C-CH$_{3}$, CH$_{2}$=CH-CH=CH$_{2}$ và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của 4 chất trên, điều khẳng định nào dưới đây là đúng?
- A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom
-
B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom
- C. Có 2 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom
- D. Chỉ có 1 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom
Câu 5: Chất (CH$_{3}$)C-C$\equiv $CH có tên theo IUPAC là:
- A. 3,3,3-trimetylprop-1-in
- B. tert-butyletin
-
C. 3,3-đimetylbut-1-in
- D. 2,2-đimetylbut-3-in
Câu 6: Số đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức C$_{4}$H$_{6}$ là:
- A. 3
- B. 2
- C. 5
-
D. 4
Câu 7: Số liên kết $\sigma$ có trong phân tử etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là:
- A. 3; 5; 9
-
B. 5; 3; 9
- C. 4; 2; 6
- D. 4; 3; 6
Câu 8: Số ankin ứng với CTPT C$_{6}$H$_{10}$ tác dụng với dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 9: Hỗn hợp X gồm C$_{2}$H$_{2}$ và H$_{2}$ có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm C$_{2}$H$_{2}$, C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{4}$ và H$_{2}$ dư. Dẫn Y qua bình nước brom dư, thấy bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỷ khối so với H$_{2}$ bằng 8. Thể tích O$_{2}$ (đktc) để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y trên là:
- A. 4,48 lít
- B. 26,88 lít
- C. 22,4 lít
-
D. 33,6 lít
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H$_{2}$O và CO$_{2}$ có tổng khối lượng là 25,2 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)$_{2}$ dư, thu được 45g kết tủa. Công thức phân tử của X là:
-
A. C$_{3}$H$_{4}$
- B. C$_{2}$H$_{2}$
- C. C$_{4}$H$_{6}$
- D. C$_{5}$H$_{8}$
Câu 11: Đốt 10cm$^{3}$ một hidrocacbon bằng 80cm$^{3}$ oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65cm$^{3}$ trong đó có 25cm$^{3}$ oxi. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện. X là công thức nào sau đây?
- A. C$_{4}$H$_{10}$
- B. C$_{4}$H$_{8}$
- C. C$_{3}$H$_{8}$
-
D. C$_{4}$H$_{6}$
Câu 12: Hỏi tỉ lệ giữa CO$_{2}$ và H$_{2}$O (thể tích) biến đổi như thế nào khi đốt cháy hoàn toàn các ankin?
-
A. 1 < T $\leq$ 2
- B. 1 $\leq$ T $\leq$ 1,5
- C. 0,5 $\leq$ T $\leq$ 1
- D. 1 < T< 1,5
Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm hai ankin ta thu được 13,2 gam CO$_{2}$ và 3,6 gam nước. Mặt khác x gam hỗn hợp A làm mất màu vừa hết V (ml) dung dịch chứa m gam Br$_{2}$. Giá trị của m là:
-
A. 32 gam
- B. 16 gam
- C. 8 gam
- D. 80 gam
Câu 14: Cho hỗn hợp but-1-in và but-2-in, để tách hai hidrocacbon này nên:
- A. Dùng sự chưng cất phân đoạn
- B. Dùng dung dịch Br$_{2}$
-
C. Dùng dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$, sau đó dùng dung dịch HCl
- D. Dùng dung dịch KMnO$_{4}$
Câu 15: Hỗn hợp gồm hai ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4 gam. Công thức phân tử của 2 ankin đó là:
- A. C$_{2}$H$_{2}$ và C$_{3}$H$_{4}$
-
B. C$_{3}$H$_{4}$ và C$_{4}$H$_{6}$
- C. C$_{4}$H$_{6}$ và C$_{5}$H$_{8}$
- D. C$_{5}$H$_{8}$ và C$_{6}$H$_{10}$
Câu 16: Để làm sạch C$_{2}$H$_{4}$ có lẫn C$_{2}$H$_{2}$ người ta cần dùng dung dịch chất sau:
- A. Br$_{2}$
- B. KMnO$_{4}$
-
C. AgNO$_{3}$/NH$_{3}$
- D. KHCO$_{3}$
Câu 16: Tam hợp propin trong điều kiện thích hợp sẽ tạo ra:
- A. Toluen
- B. propyl benzen
- C. iso propyl benzen
-
D. 1,3,5- trimetyl benzen
Câu 17: Để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch là phản ứng thế bằng ion kim loại do ankin có:
- A. Liên kết 3 kém bền
- B. 2 liên kết $\pi$ ở liên kết ba kém bền
-
C. Nguyên tử H ở C nối ba linh động
- D. Nguyên tử C lai hóa sp
Câu 18: Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H$_{2}$ có tỷ khối hơi so với CH$_{4}$ là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X có xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với CH$_{4}$ là 1. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì khối lượng bình dung dịch brom sẽ:
- A. tăng 8 gam
- B. tăng 16 gam
-
C. không tăng
- D. tăng 24 gam
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn V lít khí (đktc) 1 ankin thu được 5,4 gam H$_{2}$O. Tất cả sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thấy khối lượng bình tăng 25,2 gam. V có giá trị là:
- A. 2,24
-
B. 3,36
- C. 4,48
- D. 5,6
Câu 20: Phản ứng nào trong các phản ứng sau không tạo ra axetilen?
- A. Ag$_{2}$C$_{2}$ + HCl $\rightarrow $
- B. CH$_{4}$$\overset{1500^{\circ}C}{\rightarrow}$
-
C. Al$_{4}$C$_{3}$ + H$_{2}$O$\rightarrow $
- D. CaC$_{2}$ + H$_{2}$O$\rightarrow $
Câu 21: Đimetylaxetilen còn có tên gọi là:
- A. propin
- B. but-1-in
-
C. but-2-in
- D. but-2-en
Câu 22: Trong bình kín chứa X và hidro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ankan Y duy nhất, ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung gấp ba lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO$_{3}$ và 5,4 gam H$_{2}$O. Công thức phân tử của X là:
-
A. C$_{2}$H$_{2}$
- B. C$_{2}H$_{4}$
- C. C$_{4}$H$_{6}$
- D. C$_{3}$H$_{4}$
Câu 23: Axetilen tham gia phản ứng cộng H$_{2}$O (xúc tác HgSO$_{4}$, thu được sản phẩm hữu cơ là:
- A. C$_{2}$H$_{4}$(OH)$_{2}$
-
B. CH$_{3}$CHO
- C. CH$_{3}$COOH
- D. C$_{2}$H$_{5}$OH
Câu 24: Cho vài mẩu canxi cacbua vào ống nghiệm đã đựng 1 ml nước . Dẫn khí sinh ra lần luợt vào ba ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt H$_{2}$SO$_{4}$ đặc , đồng thời lắc đều. Đun nóng hỗn hợp phản ứng. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào ba ống nghiệm dựng ba dung dịch sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO$_{4}$, dung dịch AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$. Hiện tượng quan sát được ở ba ống nghiệm trên lần lượt là:
-
A. nhạt màu; nhạt màu và có kết tủa nâu đen; kết tủa vàng
- B. nhạt màu; không hiện tượng; kết tủa vàng
- C. không hiện tượng; nhạt màu và có kết tủa nâu đen; kết tủa vàng
- D. nhạt màu; nhạt màu và có kết tủa nâu đen; không hiện tượng
Câu 25: Hỗn hợp X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử các bon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (đktc). Số mol và CTPT của hai chất lần lượt là:
- A. 0,1 mol C$_{3}$H$_{6}$ và 0,2 mol C$_{3}$H$_{4}$
- B. 0,2 mol C$_{2}$H$_{4}$ và 0,1 mol C$_{2}$H$_{2}$
- C. 0,1 mol C$_{2}$H$_{4}$ và 0,2 mol C$_{2}$H$_{2}$
-
D. 0,2 mol C$_{3}$H$_{6}$ và 0,1 mol C$_{3}$H$_{4}$