Trắc nghiệm hóa học 11 bài 42: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol và phenol

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 42: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol và phenol. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dẫn xuất halogen bậc II là: 

  • A. Anlyl clorua
  • B. Benzyl clorua
  • C. 2-clo-2-metylbutan
  • D. 2-clobutan

Câu 2: Chất nào sau đây là chất lỏng sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt?

  • A. C$_{12}$H$_{25}$OH
  • B. C$_{2}$H$_{5}$
  • C. C$_{6}$H$_{5}$CH$_{2}$OH
  • D. CH$_{2}$OH-CHOH-CH$_{2}$OH

Câu 3: Chất nào sau đây rất độc, một lượng nhỏ xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong?

  • A. Ancol etylic
  • B. Ancol metylic
  • C. Ancol amylic
  • D. Ancol benzylic

Câu 4: Cho cac chất sau: phenol, etanol và etyl clorua. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Có một chất tác dụng được với natri
  • B. Có hai  chất không tác dụng được với dung  dịch NaOH
  • C. Có hai chất tác dụng được với dung dịch NaOH
  • D. Cả ba chất đều tan tốt trong nước

Câu 5: Ứng dụng nào của dẫn xuất halogen hiện nay không còn được sử dụng?

  • A. CHCl$_{3}$, ClBrCHCF$_{3}$ dùng gây mê trong phẫu thuật
  • B. Metylen clorua, clorofom dùng làm dung môi
  • C. CFCl$_{3}$, CF$_{2}$Cl$_{2}$ dùng trong máy lạnh
  • D. Teflon dùng làm chất chống dính

Câu 6: Có bốn chất lỏng đựng trong 4 lọ mất nhãn: Toluen, ancol etylic, phenol, dung dịch axit fomic. Để phân biệt được 4 chất này có thể dùng nhóm thuốc thử: 

  • A. Quỳ tím, nước brom, dung dịch natri hidroxit
  • B. Natri cacbonat, nước brom, natri kim loại
  • C. Quỳ tím, nước brom, natri kim loại
  • D. Cả A, B, C đều được

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây làm cho phenol tác dụng dễ dàng với dung dịch brom?

  • A. Chỉ do nhóm -OH hút electron
  • B. Chỉ do nhân benzen hút electron
  • C. Chỉ do nhân benzen đẩy electron
  • D. Do nhóm -OH đẩy electron vào nhân benzen và nhân benzen hút electron làm tăng mật độ electron ở các vị trí $o$- và $p$-

Câu 8: Dung dịch ancol etylic 25$^{\circ}$ có nghĩa: 

  • A. 100 gam dung dịch có 25 gam ancol etylic nguyên chất
  • B. 100ml dung dịch có 25ml ancol etylic nguyên chất
  • C. 100ml nước có 25ml ancol etylic nguyên chất
  • D. 100 gam nước có 25 gam etylic nguyên chất

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam C$_{2}$H$_{5}$OH thu được 0,2 mol CO$_{2}$. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH$_{3}$COOH thu được 0,2 mol CO$_{2}$. Cho a gam C$_{2}$H$_{5}$OH tác dụng với CH$_{3}$COOH có xúc tác là H$_{2}$SO$_{4}$ đặc nóng (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) thì thu được số gam este là: 

  • A. 8,8
  • B. 17,6
  • C. 4,4
  • D. 13,2

Câu 10: Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với h$_{2}$SO$_{4}$ đặc ở 140$^{\circ}$C. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6gam hỗn hợp gồm 3 ete và 1,8 gam nước. CTPT của hai rượu trên là?

  • A. CH$_{3}$OH và C$_{2}$H$_{5}$OH
  • B. C$_{2}$H$_{5}$OH và C$_{3}$H$_{7}$OH
  • C. C$_{3}$H$_{5}$OH và C$_{4}$H$_{7}$OH
  • D. C$_{3}$H$_{7}$OH và C$_{4}$H$_{9}$OH

Câu 11: Tiến hành 2 thí nghiệm: 

-TN1: Đun sôi anlyl clorua với nước, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng HNO$_{3}$, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO$_{3}$

-TN2: Đun sôi anlyl clorua với dung dịch NaOH, gạn bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng HNO$_{3}$, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO$_{3}$

Hiện tượng quan sát được ở cả hai thí nghiệm trên lần lượt là: 

  • A. Có kết tủa trắng ở TN1 và không hiện tượng ở TN2
  • B. Có kết tủa trắng ở cả hai thí nghiệm
  • C. Không có hiện tượng ở TN1 và có kết tủa trắng ở TN2
  • D. Không có hiện tượng ở cả hai thí nghiệm

Câu 12: Sự tách hidro halogenua của dẫn xuất halogen X có CTPT C$_{4}$H$_{9}$Cl cho 2 olefin đồng phân. X là chất nào trong những chất sau: 

  • A. butyl clorua
  • B. $sec$-butylclorua
  • C. isobutyl clorua
  • D. $tert$-butyl clorua

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2 ancol X, Y đồng đẳng kế tiếp nhau người ta thấy tỉ số mol CO$_{2}$ và H$_{2}$O tăng dần khi số nguyên tử C tăng. Cho biết X, Y là ancol no, không no, hay thơm?

  • A. Ancol no
  • B. Ancol không no
  • C. Ancol thơm
  • D. Phenol

Câu 14: Ba ancol X, Y, Z đều bền, không phải là các đồng phân. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra H$_{2}$O và C$_{2}$ theo tỉ lệ số mol n$_{H_{2}O}$: n$_{CO_{2}}$= 4: 3. CTPT của 3 ancol đó là: 

  • A. C$_{3}$H$_{8}$O, C$_{4}$H$_{8}$O, C$_{5}$H$_{8}$O
  • B. C$_{3}$H$_{6}$O, C$_{3}$H$_{6}$O$_{2}$, C$_{3}$H$_{8}$)$_{3}$
  • C. C$_{3}$H$_{8}$O$_{2}$, C$_{3}$H$_{8}$O$_{3}$, C$_{3}$H$_{8}$O$_{4}$
  • D. C$_{3}$H$_{8}$O, C$_{3}$H$_{8}$O$_{2}$, C$_{3}$H$_{8}$O$_{3}$

Câu 15: Cho các chất: CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl; CH$_{3}$CH$_{2}$Cl; CH$_{3}$Cl; CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl

Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo thứ tự: 

  • A. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl<  CH$_{3}$CH$_{2}$Cl< CH$_{3}$Cl<CH$_{3}$Cl<CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl
  • B. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl> CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl>  CH$_{3}$CH$_{2}$Cl> CH$_{3}$Cl. 
  • C. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl>  CH$_{3}$CH$_{2}$Cl> CH$_{3}$Cl>CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl
  • D. CH$_{3}$Cl< CH$_{3}$CH$_{2}$Cl< CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl<CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl

Câu 16: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO$_{2}$ sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)$_{2}$. thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu được thêm 100 gam kết tủa. Giá trị của m là: 

  • A. 550 gam
  • B. 650 gam
  • C. 750 gam
  • D. 810 gam

Câu 17: Một dung dịch chứa 6,1 gam chất X (đồng đẳng của phenol đơn chức). Cho dung dịch này tác dụng với nước brom (dư) thu được 17,95 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. CTPT của X là: 

  • A. C$_{2}$H$_{5}$C$_{6}$H$_{4}$OH hoặc (CH$_{3})_{2}$C$_{6}$H$_{3}$OH
  • B. CH$_{3}$C$_{6}$H$_{4}$OH
  • C. (CH$_{3})_{2}$C$_{6}$H$_{3}$OH
  • D. C$_{2}$H$_{5}$C$_{6}$H$_{4}$OH 

Câu 18: Một loại gạo chứa 75% tinh bột. Lấy 78,28 kg gạo này để nấu ancol etylic 40$^{\circ}$. Biết hiệu suất của quá trình là 60% và d$_{ancol}$= 0,8 g/ml. Thể tích ancol 40$^{\circ}$ thu được là: 

  • A. 50,5 lít
  • B. 61 lits
  • C. 70 lít
  • D. 62,5 lít

Câu 19: Khử 14,8 gam ancol no đơn chức với hiệu suất 80% thu được chất khí vừa đủ làm mất màu 32 gam brom. CTPT của ancol này là: 

  • A. C$_{2}$H$_{5}$OH
  • B. C$_{3}$H$_{7}$OH
  • D. C$_{4}$H$_{9}$OH
  • D. C$_{5}$H$_{11}$OH

Câu 20: Cho 2,35 gam phenol vào lượng dư dung dịch axit nitric đặc (có xúc tac, giả sử hiệu suất đạt 100) thì khối lượng axit pitric tạo thành là: 

  • A. 26,48 gam
  • B. 5,775 
  • C. 5,75
  • D. 5, 8

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11

HỌC KỲ

Trắc nghiệm học kì I

Trắc nghiệm học kì II

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.