Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Công thức phân tử chung của anken là : CnH2n, của ankadien : CnH2n-2.
2. Đặc điểm cấu tạo:
- Trong phân tử anken có một liên kết đôi C=C, ankadien có hai liên kết đôi C=C.
- Anken và ankadien đều có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.
- Một anken, ankadien còn có đồng phân hình học.
3. Tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankadien:
- Phản ứng cộng: với hidro (H2), hidro halogenua (HX), brom (dung dịch).
- Phản ứng trùng hợp.
4. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankadien:
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 137 sgk hóa 11
Viết các phương trình hóa học minh họa:
a) Để tách metan từ hỗn hợp với một lượng nhỏ etilen, người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư
b) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4, thấy màu của dung dịch nhạt dần có kết tủa màu nâu đen xuất hiện
Xem lời giải
Câu 2: Trang 138 sgk hóa 11
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là metan, etilen và cacbonic. Viết phương trình hóa học minh họa.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 138 sgk hóa 11
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
CH4 —> C2H2 —–> C2H4 —–> C2H6 —–> C2H5Cl
Xem lời giải
Câu 4: Trang 138 sgk hóa 11
Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế: 1,2 – đicloetan; 1,1 – đicloetan từ etan và các chất vô cơ cần thiết.
Xem lời giải
Câu 1: Trang 138 sgk hóa 11
Cho 4,48 lít khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm thể tích của khí metan trong hỗn hợp là:
A. 25,0 %
B. 50,0 %
C. 60,0 %
D. 37,5%
Xem lời giải
Câu 6: Trang 138 sgk hóa 11
Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế polibuta–1,3–đien từ but-1-en.
Xem lời giải
Câu 7: Trang 137 sgk hóa 11
Đốt cháy hoàn toàn 5,40g ankadien liên hợp X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của X ?
A. CH2=CH-CH=CH2
B. CH2 =CH–CH=CH–CH3
C.
D. CH2=C=CH–CH3