Câu 1: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận đúng là:
- A. cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- B. có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong dung dịch amoniac
-
C. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- D. Không có chất nào có khả năng làm nhạt màu dung dịch thuốc tím
Câu 2: Độ dài liên kết giữa C với C trong các phân tử: etan, etilen, axetilen, và benzen theo thứ tự tăng dần như sau:
- A. Etan< Etilen<Axetilen< Benzen
- B. Benzen< Axetilen < Etilen < Etan
- C. Axetilen < Etilen < Benzen < Etan
-
D. Axetilen < Benzen < Etilen < Etan
Câu 3: Để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch là phản ứng thế bằng ion kim loại do ankin có:
- A. Liên kết ba kém bền
- B. 2 liên kết $\pi$ ở liên kết ba kém bền
-
C. Nguyên tử H ở C nối ba linh động
- D. Nguyên tử P lai hóa sp
Câu 4: Hợp chất không làm mất màu dung dịch KMnO$_{4}$ là:
- A. Anken
- B. Ankadien
- C. Ankin
-
D. Ankan
Câu 5: Cho 4 chất: CH$_{2}$CH-CH$_{3}$, CH$\equiv $C-CH$_{3}$, CH$_{2}$CH-CH=CH$_{2}$ và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của các chất trên thì điều khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Cả bốn chất trên đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
-
B. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- C. Có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- D. Chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
Câu 6: Cho hidrocacbon X có CTCT như sau:
CTPT của X là:
- A. C$_{10}$H$_{14}$
- B. C$_{10}$H$_{18}$
-
C. C$_{6}$H$_{8}$
- D. C$_{10}$H$_{16}$
Câu 7: Phản ứng chính minh tính chất no, không no của benzen lần lượt là:
- A. Cháy, cộng
- B. Cộng, brom hóa
-
C. Thế, cộng
- D. Cộng, nitro hóa
Câu 8: Trong các loại tecpen sau, loại nào ở dạng mạch vòng?
-
A. Menyol
- B. Geraniol
- C. Xitronelol
- D. Oximen
Câu 9: Hỗn hợp X gồm C$_{2}$H$_{2}$ và H$_{2}$ có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C$_{2}$H$_{4}$, C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{2}$ và H$_{2}$. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với h$_{2}$ là 8. Thể tích O$_{2}$ cần dùng để đốt Cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
- A. 22,4 lít
- B. 44,88 lít
- C. 26,88 lít
- D. 33,6 lít
Câu 10: Ba hidrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp. Khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng nào?
- A. Ankan
- B. Ankadien
- C. Anken
- D. Ankin
Câu 11: Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch
- A. Br$_{2}$
- B. KMnO$_{4}$
- C. HCl
-
D. AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$
Câu 12: Hidro hóa hoàn toàn hidrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
- A. 4
- B. 5
- C. 6
-
D. 7
Câu 13: Cho dãy chất: C$_{3}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{3}$H$_{8}$, CH$_{2}$=CH-Cl
Số chất trong dãy tham gia phản ứng trùng hợp là:
- A. 1
-
B. 3
- C. 2
- D. 4
Câu 14: Cho 17,92 lít hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon la ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1: 1: 2 lội qua bình chứa dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$ lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Y thu được 13,44 lít CO$_{2}$. Thể tích các khí đo ở đktc. Ba hidrocacbon là:
- A. CH$_{4}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{3}$H$_{6}$
-
B. CH$_{4}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{2}$H$_{2}$
- C. C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{2}$H$_{2}$
- D. CH$_{4}$, C$_{3}$J$_{6}$, C$_{2}$H$_{2}$
Câu 15: Trong những chất sau, chất nào không có khả năng trùng hợp?
(1). Axetilen ; (2). Naphtalen; (3). Vinylaxetilen; (4). Striren; (5). Axit axetic; (6) phenol
- A. 1; 3; 4
-
B. 2; 5; 6
- C. 1; 2; 3; 4; 6
- D. 2; 4; 6
Câu 16: Benzen có tính chất:
-
A. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa
- B. Khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng
- C. Khó thế, khó cộng, và bền với các chất oxi hóa
- D. Dễ thế, dễ cộng và bền với các chất oxi hóa
Câu 17: Chọn phát biểu sai:
- A. Ankan có nhiều trong dầu mỏ
- B. Ankan có thể bị tách hidro thành anken
-
C. Cracking ankan thu được hỗn hợp các ankan
- D. Phản ứng của clo với ankan tạo thành ankylclorua thuộc loại phản ứng thế
Câu 18: Hợp chất X có CTPT C$_{9}$H$_{16}$. Khi cho X tác dụng vói H$_{2}$ dư có xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp có công thức sau:
Công thức cấu tạo của X là:
- A.
-
B.
- C.
- D.
Câu 19: Sản phẩm chính khi oxi hóa ankylbenzen bằng dung dịch KMnO$_{4}$ là:
-
A. C$_{6}$H$_{5}$COOH
- B. C$_{6}$H$_{4}$(CH$_{3}$)CH$_{2}$COOH
- C. C$_{6}$H$_{13}$COOH
- D. C$_{6}$H$_{5}$COOC$_{6}$H$_{5}$
Câu 20: Chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
- A. Naphtalen là đồng đẳng của benzen
-
B. Naphtalen có công thức phân tử là C$_{10}$H$_{8}$
- C. Striren có một liên kết ba
- D. Benzen có 3 liên kết $\sigma$, 3 liên kết đôi