Trắc nghiệm Địa lý 6 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất nào sau đây?

  • A. Xám.
  • B. Feralit.
  • C. Đen.
  • D. Pốtdôn.

Câu 2: Thành phần hữu cơ nằm ở tầng nào của lớp đất?

  • A. Giữa tầng chứa mùn
  • B. Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
  • C. Nằm ở tầng tích tụ 
  • D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất

Câu 3:  Loài động vật nào thuộc loài động vật di cư?

  • A.Gấu trắng Bắc Cực.
  • B.Thú túi đuôi quấn châu Phi.
  • C.Vượn cáo nhiệt đới.
  • D.Các loài chim, rùa.

Câu 4: Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?

  • A. Đất pốtdôn.
  • B. Đất đen.
  • C. Đất đỏ vàng.
  • D. Đất nâu đỏ.

Câu 5: Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

  • A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.
  • B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.
  • C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.
  • D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Câu 6: Biết rằng: “Năm 2011, Nhật Bản phải hứng chịu trận thảm họa kép gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của đất nước này”, “thảm họa kép” được nhắc đến ở đây là?

  • A. động đất và núi lửa
  • B. bão và động đất.
  • C. bão và lũ lụt
  • D. động đất và sóng thần.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

  • A.phá rừng bừa bãi.
  • B.săn bắn động vật quý hiếm.
  • C.Lai tạo ra nhiều giống.
  • D. Đốt rừng làm nương rãy.

Câu 8: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

  • A. 5.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 9: Xã hội Phù Nam có các tầng lớp chính nào?

  • A. Quý tộc, địa chủ, nông dân
  • B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì
  • C. Quý tộc, bình dân, nô lệ
  • D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì.

Câu 10:  Tại sao Nhật Bản luôn chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa và sóng thần?

  • A. Nhật Bản nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
  • B. Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
  • C. Nhật Bản nằm trên nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
  • D. Nhật Bản nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật.

Câu 11: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

  • A. Gió Tín phong.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió địa phương.
  • D. Gió Tây ôn đới. 

Câu 12: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

  • A. Hồ Thác Bà.
  • B. Hồ Ba Bể.
  • C. Hồ Trị An.
  • D. Hồ Tây.

Câu 13: Nguyên nhân quan trọng quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo?

  • A. Thời gian ra đời muộn.
  • B. Thời gian ra đời sớm.
  • C. Cư dân có trình độ cao.
  • D. Sự phát triển của ngoại thương.

Câu 14: Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

  • A. nước mưa.
  • B. nước ngầm.
  • C. băng tuyết.
  • D. nước ao, hồ.

Câu 15: Lãnh thổ phía Bắc của Nga có dân cư thưa thớt, nguyên nhân chủ yếu do đâu?

  • A. địa hình núi cao hiểm trở.
  • B. khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ.
  • C. khu vực hoang mạc khô hạn.
  • D. khu vực có nhiều động đất, núi lửa.

Câu 16: Em hãy cho biết chi lưu là gì?

  • A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
  • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
  • C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
  • D. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 17:  Cho biết khu vực nào của châu Á dưới đây thực tế có dân cư phân bố thưa thớt nhất?

  • A. Nam Á.
  • B. Bắc Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Đông Nam Á.

Câu 18:  Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí như thế nào?

  • A. càng thấp.
  • B. càng cao.
  • C. trung bình.
  • D. Bằng 0oC

Câu 19: Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật được cho có vai trò gì đối với sự phân bố dân cư trên thế giới?

  • A. Mở rộng phạm vi phân bố dân cư.
  • B. Thu hẹp phạm vi phân bố dân cư.
  • C. Dân cư phân bố đều khắp trên thế giới.
  • D. Dân cư chuyển từ đồng bằng lên miền núi sinh sống.

Câu 20: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

  • A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  • B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
  • C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
  • D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 21: Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

  • A. Khoáng sản.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Khí hậu.
  • D. Thổ nhưỡng

Câu 22: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi?

  • A. Nhiệt độ không khí tăng
  • B. Không khí bốc lên cao
  • C. Nhiệt độ không khí giảm
  • D. Không khí hạ xuống thấp

Câu 23: Theo em ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất thể hiện ở việc

  • A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.
  • B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
  • C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.
  • D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

Câu 24:  Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

  • A. ánh sáng từ Mặt Trời.
  • B. các hoạt động công nghiệp.
  • C. con người đốt nóng.
  • D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 25: Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.
  • B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.
  • C. Chứa đựng các loại rác thải.
  • D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.

Câu 26: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  • A. 22oC
  • B. 23oC
  • C. 24oC
  • D. 25oC

Câu 27: Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Bắc Á mật độ dân số rất thấp?

  • A. Rừng rậm.
  • B. Băng tuyết.
  • C. Núi cao. 
  • D. Hoang mạc. 

Câu 28: Không khí tập trung ở tầng đối lưu là 

  • A. 75%.
  • B. 85%.
  • C. 90%.
  • D. 80%.

Câu 29: Hạn chế được cho là lớn nhất của các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa là

  • A.làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
  • B.làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C.nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • D.làm mất đi nhiều cảnh quan tự nhiên.

Câu 30: Biến đổi khí hậu là vấn đề của

  • A. mỗi quốc gia.
  • B. mỗi khu vực.
  • C. mỗi châu lục.
  • D. toàn thế giới.

Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá là do

  • A. ảnh hưởng của đốt rừng.
  • B. bị rửa trôi xói mòn nhiều.
  • C. thiếu công trình thuỷ lợi.
  • D. không có người sinh sống.

Câu 32: Trong khi xảy ra thiên tai ta nên làm gì?

  • A. Dự trữ lương thực
  • B. Vệ sinh, dọn dẹp nơi ở
  • C. Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 33: Khí quyển chứa loại khí nào nhiều nhất?

  • A.Nitơ
  • B.Ôxy
  • C.Agon
  • D.Cacbon điôxít

Câu 34: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

  • A. Tín phong.
  • B. Đông cực.
  • C. Tây ôn đới.
  • D. Gió mùa.

Câu 35: Theo anh chị các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi

  • A.hai địa mảng xô vào nhau.
  • B.hai địa mảng được nâng lên cao.
  • C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
  • D.hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 36: Vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:

  • A.Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
  • B.Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
  • C.Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
  • D.Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu 37: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 38: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

  • A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
  • B. tạo thành các đám mây.
  • C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
  • D. diễn ra sự ngưng tụ.

Câu 39: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 40: Chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?

  • A.Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  • B.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  • C.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  • D.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ